R biến thiên Tỷ số giữa $R_1$ và $R_2$ là

giolanh

Active Member
Bài toán
Đặt điện áp vào 2 đầu đoạn mạch AB điện áp $u=30\sqrt{14}\cos \left(\omega t\right)$ gồm điện trở $R$ thay đổi được, tụ điện và cuộn dây có điện trở $r$. Gọi M là điểm giữa tụ và điện trở $R$. Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch MB lệch pha $\dfrac{\pi }{3}$ so với dòng điện trong mạch. Khi giá trị biến trở $R=R_1$ thì công suất tiêu thụ trên biến trở là $P$ và điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch MB là $U_1$. Khi giá trị biến trở $R=R_2$ thì công suất tiêu thụ trên biến trở cũng là $P$ và điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch MB là $U_2$. Biết rằng $U_1+U_2=90 V$. Tỷ số giữa $R_1$ và $R_2$ là
A. $\sqrt{6}$
B. 2
C. $\sqrt{7}$
D. 4
 
  • Like
Reactions: Bty
Bài trong đề nào đây bạn?
Gợi ý :
Tìm được : $\left|Z_{L}-Z_{C} \right|=\sqrt{3}r$ và $R_{1}R_{2}=4r^{2}$
Từ : $U_{1}+U_{2}=90\rightarrow U_{r_{1}}+U_{r_{2}}=45\rightarrow r\left(I_{1}+I_{2}\right)=45$
Thay I bởi các biểu thức tính $Z_{1},Z_{2}$ theo $\dfrac{R_{1}}{r},\dfrac{R_{2}}{r}$
Thu được $\dfrac{R_{1}}{r}=1,\dfrac{R_{2}}{r}=4$ hoặc $\dfrac{R_{1}}{r}=4,\dfrac{R_{2}}{r}=1$
Vậy $\dfrac{R_{1}}{R_{2}}=4$
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Bty
Bài trong đề nào đây bạn?
Gợi ý :
Tìm được : $\left|Z_{L}-Z_{C} \right|=\sqrt{3}r$ và $R_{1}R_{2}=4r^{2}$
Từ : $U_{1}+U_{2}=90\rightarrow U_{R_{1}}+U_{R_{2}}=45\rightarrow r\left(I_{1}+I_{2}\right)=45$
Thay I bởi các biểu thức tính $Z_{1},Z_{2}$ theo $\dfrac{R_{1}}{r},\dfrac{R_{2}}{r}$
Thu được $\dfrac{R_{1}}{r}=1,\dfrac{R_{2}}{r}=4$ hoặc $\dfrac{R_{1}}{r}=4,\dfrac{R_{2}}{r}=1$
Vậy $\dfrac{R_{1}}{R_{2}}=4$
Tại sao "$U_{1}+U_{2}=90\rightarrow U_{R_{1}}+U_{R_{2}}=45$" vậy bạn, mình thấy đấy chỉ là $U_{1r}+U_{2r}=45$ thôi mà??? Bạn nói rõ chỗ này hộ mình với, thanks!
 
Last edited:
Bài trong đề nào đây bạn?
Gợi ý :
Tìm được : $\left|Z_{L}-Z_{C} \right|=\sqrt{3}r$ và $R_{1}R_{2}=4r^{2}$
Từ : $U_{1}+U_{2}=90\rightarrow U_{R_{1}}+U_{R_{2}}=45\rightarrow r\left(I_{1}+I_{2}\right)=45$
Thay I bởi các biểu thức tính $Z_{1},Z_{2}$ theo $\dfrac{R_{1}}{r},\dfrac{R_{2}}{r}$
Thu được $\dfrac{R_{1}}{r}=1,\dfrac{R_{2}}{r}=4$ hoặc $\dfrac{R_{1}}{r}=4,\dfrac{R_{2}}{r}=1$
Vậy $\dfrac{R_{1}}{R_{2}}=4$
Đề chuyên Vinh bạn nhé!!!
 
Tại sao "$U_{1}+U_{2}=90\rightarrow U_{R_{1}}+U_{R_{2}}=45$" vậy bạn, mình thấy đấy chỉ là $U_{1r}+U_{2r}=45$ thôi mà??? Bạn nói rõ chỗ này hộ mình với, thanks!
Bạn ấy có lẽ gõ nhầm thôi. Đoạn sau bạn thay I vào rồi chia r xuống mẫu, rồi đặt ẩn phụ R2/r với R1/r ấn vào máy tính giải là ra
 
  • Like
Reactions: Bty
Bài trong đề nào đây bạn?
Gợi ý :
Tìm được : $\left|Z_{L}-Z_{C} \right|=\sqrt{3}r$ và $R_{1}R_{2}=4r^{2}$
Từ : $U_{1}+U_{2}=90\rightarrow U_{r_{1}}+U_{r_{2}}=45\rightarrow r\left(I_{1}+I_{2}\right)=45$
Thay I bởi các biểu thức tính $Z_{1},Z_{2}$ theo $\dfrac{R_{1}}{r},\dfrac{R_{2}}{r}$
Thu được $\dfrac{R_{1}}{r}=1,\dfrac{R_{2}}{r}=4$ hoặc $\dfrac{R_{1}}{r}=4,\dfrac{R_{2}}{r}=1$
Vậy $\dfrac{R_{1}}{R_{2}}=4$
Tại sao lại có $R_{1}R_{2}=4r^{2}$ vậy?
 

Quảng cáo

Back
Top