Chiều cao $h$ bằng

Bài toán
Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng m gắn vào sợi dây có chiều dài $l$ bằng $80\ (cm)$, dao động tại nơi có gia tốc rơi tự do $g=10\ (m/s^2)$ (lấy $\pi^2=10$), khi qua vị trí cân bằng vật va chạm đàn hồi xuyên tâm với một vật khác có khối lượng $M=3m$ đặt ở mép bàn ở độ cao $h$ so với mặt đất. Sau va chạm, khi vật mlên đến độ cao cực đại lần thứ nhất thì cũng lúc đó vật có khối lượng $M$ rơi chạm đất. Bỏ qua mọi lực cản, coi thời gian va chạm rất ngắn.Chiều cao $h$ bằng:

A. 0,8m;
B. 1m.
C. 1,25m;
D. 1,6m;
 
$T=2\pi\sqrt{\dfrac{l}{g}}$
Thời gian vật $M $ chạm đất bằng thời gian vật $m$ lên đến vị trí cao nhất tức $\dfrac{T}{4}$
Do vậy $h=\dfrac{gt^2}{2}=1m$
 
$T=2\pi\sqrt{\dfrac{l}{g}}$
Thời gian vật $M $ chạm đất bằng thời gian vật $m$ lên đến vị trí cao nhất tức $\dfrac{T}{4}$
Do vậy $h=\dfrac{gt^2}{2}=1m$
Bạn làm như thế là không dùng hết giả thiết $M=3m$ rồi. Bài không dễ như thế đâu. Dùng bảo toàn động lượng và năng lượng.
 
Bạn làm như thế là không dùng hết giả thiết $M=3m$ rồi. Bài không dễ như thế đâu. Dùng bảo toàn động lượng và năng lượng.
hieubuidinh: bạn nhận xét như vậy là sai rồi. Bài giải của adami đúng nhưng bạn đó làm vắn tắt quá thôi.
$T=2\pi\sqrt{\dfrac{l}{g}}$
Thời gian vật $M $ chạm đất bằng thời gian vật $m$ lên đến vị trí cao nhất tức $\dfrac{T}{4}$
Do vậy $h=\dfrac{gt^2}{2}=1m$
Giải thích:
người ta cho chi tiết $M=3m$ thực ra chỉ là 1 chi tiêt thừa (đối với yêu cầu bài toán); thực chất để tính vận tốc các vật sau va chạm (định luật bảo toàn động năng hay động lượng cũng đều dùng ở đây) : $v_1'=\dfrac{(m_1-m_2)v1+2m_2v_2}{m1+m2}$ ($v_1'$ là vân tốc con lắc sau va chạm).
Nhưng dù vận tốc có thay đổi thì chu kì con lắc không ảnh hưởng gì (do $\omega$ không đổi) mà chỉ làm thay đổi biên dao động.
Nên thời gian vật $M$ chạm đất bằng $T:4$ (như trên).
Còn công thức $h=\dfrac{gt^2}{2}$ trong SGK lớp 10 nhé bạn.
Thân !
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top