Trong dao động điều hoà khi vật đổi chiều chuyển động thì

Lê Giang

New Member
Câu hỏi
Trong dao động điều hoà khi vật đổi chiều chuyển động thì
A. Lực tác dụng đạt giá trị cực đại
B. Lực tác dụng có độ lớn bằng 0
C. Lực tác dụng đổi chiều
D. Lực tác dụng có giá trị nhỏ nhất
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Chuyên mục

Trong dao động điều hoà khi vật đổi chiều chuyển động thì

A. Lực tác dụng đạt giá trị cực đại B. Lực tác dụng có độ lớn bằng 0

C. Lực tác dụng đổi chiều D. Lực tác dụng có giá trị nhỏ nhất

Trong dao động điều hòa, lực tác dụng được xác định bằng $$F=-m\omega ^2x$$ Khi vật đổi chiều chuyển động (tức là ở vị trí biên, li độ $x=\pm A$) thì lực tác dụng có độ lớn cực đại. Chọn A.

PS: Hôm bữa chọn nhầm, nay đã sửa lại.
 
Last edited:
Lực tác dụng có giá trị nhỏ nhất là bằng 0 hay -kA. Gia trị và độ lớn có giống nhau không.
 
Lực tác dụng có giá trị nhỏ nhất là bằng 0 hay -kA. Gia trị và độ lớn có giống nhau không.

Đây là một vấn đề mang tính quan niệm và trừu tượng. Theo thiển kiến cá nhân tôi thì thế này:

Trước tiên ta nói về "li độ".

Trong một dao động điều hòa thì vật dao động trên một đoạn thẳng, người ta gắn trên đó một trục tọa độ Ox với O là vị trí cân bằng.

Để xác định vị trí của vật người ta đưa ra khái niệm "li độ" là khoảng cách từ vị trí của vật đến vị trí cân bằng O.
Untitled.png

Khi đó, vì khoảng cách là một đại lượng dương nên ta nói
a) vật có li độ $5cm$ về phía dương trục tọa độ;
b) vật có li độ $5cm$ về phía âm trục tọa độ.​
và như vậy xem ra có phần phức tạp.

Vì vậy, ta mở rộng khái niệm "li độ" ra. Nó không phải là khoảng cách theo nghĩa thông thường (dương) nữa mà là một đại lượng đại số (có âm, có dương) để chỉ là vật đang cách xa vị trí cân bằng về phía âm hay phía dương của trục tọa độ.

Khi đó, ta có thể đồng nhất hai khái niệm "li độ" (theo nghĩa rộng) với "tọa độ" và khi đó thì trong hình vẽ trên thì:
a) vật có li độ $x=5cm$ ;
b) vật có li độ $x=-5cm$.​

Vậy dấu $+$ hay $-$ chỉ là nói vật nằm ở phía dương hay phía âm của trục tọa độ.

Khi vật ở vị trí biên âm $x=-A$ ta không nói vật có li độ cực tiểu (mặc dù về mặc đại số nó rõ ràng là như vậy) mà nói là vật có li độ "cực đại âm" (có li độ cực đại và nằm về phía âm trục tọa độ).

Bây giờ ta nói về Lực kéo về:

Lực kéo về được xác định bằng phương trình$$F_{kv}=-m\omega ^2x$$và có bản chất là "lực", tức là có 4 đặc trưng:
  1. phương
  2. chiều
  3. độ lớn
  4. điểm đặt
Trong đó:
  1. phương: trên phương Ox.
  2. độ lớn:$$|F_{kv}|=m\omega ^2|x|$$
  3. điểm đặt: tại khối tâm của vật
Và để biểu diễn chiều của lực kéo về ta dùng dấu $+$ (hoặc $-$ ) để chỉ lực kéo về cùng chiều (hoặc ngược chiều) với trục tọa độ.

Khi vật ở vị trí biên dương $x=A$ thì lực kéo về là $F_{kv}=-m\omega ^2A$, tương tự như li độ thì ta cũng không nói lực kéo về có giá trị cực tiểu mà nói lực kéo về có giá trị cực đại âm (có độ lớn cực đại và ngược chiều trục tọa độ).

Tổng kết: Khi nói về lực thì tôi hiểu "giá trị của lực" là độ lớn của lực, dấu $+$ hay $-$ chỉ là nói về chiều của lực mà thôi.
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top