Tính chu kỳ dao động.

Sao Mơ

Well-Known Member
Bài toán
Một con lắc đợn dài $25 cm$ ,hòn bi nặng $10 g$ và mang điện tích $10^{-4}$ C,lấy $g=10m/s^{2}$ .Treo con lắc đơn giữa hai bản kim loại thẳng đứng cách nhau 20 cm.Đặt vào một điện áp xoay chiều $24V,10Hz$.Chu kỳ dao động nhỏ ổn định của con lắc là:
A. $0,2s$
B. $0,96s$
C. $0,05s$
D. $0,1s$
 
Bài toán: Một con lắc đợn dài $25 cm$ ,hòn bi nặng $10 g$ và mang điện tích $10^{-4}$ C,lấy $g=10m/s^{2}$ .Treo con lắc đơn giữa hai bản kim loại thẳng đứng cách nhau 20 cm.Đặt vào một điện áp xoay chiều $24V,10H$.Chu kỳ dao động nhỏ ổn định của con lắc là:
A.$0,2s$
B.$0,96s$
C.$0,05s$
D.$0,1s$
Ta có khi thêm dòng điện, con lắc chịu thêm gia tốc mới:
$a=\dfrac{qE}{m}=\dfrac{qU}{dm}=1,2$.
Do đó gia tốc tổng hợp là 11,2. Tính ra chu kì là 0,94.
 
Ta có khi thêm dòng điện, con lắc chịu thêm gia tốc mới:
$a=\dfrac{qE}{m}=\dfrac{qU}{dm}=1,2$.
Do đó gia tốc tổng hợp là 11,2. Tính ra chu kì là 0,94.
Cậu xem hộ tớ ,cô giáo tớ chữa đơn giản thế này:Chu kỳ dao động nhỏ ổn định của con lắc là:T=$\dfrac{1}{f}$=0,1s
Tớ cũng không hiểu nên đăng lên cùng thảo luận.
 
Cậu xem hộ tớ ,cô giáo tớ chữa đơn giản thế này:Chu kỳ dao động nhỏ ổn định của con lắc là:T=$\dfrac{1}{f}$=0,1s
Tớ cũng không hiểu nên đăng lên cùng thảo luận.
Ừ, tớ thấy ngờ ngợ, tại giả thiết nó gây nhiễu quá.
Cậu sửa đề bài đi, sai rồi, sao là 10 H chứ!
 
Liệu có phải là: " Dao động cưỡng bức " không nhỉ. Khi đó: tần số của hệ dao động bằng tần số ngoại lực điều hòa.
Sau khi đọc lại tớ thấy có lí:" tính chu kì dao động nhỏ, ổn định của con lắc", nên việc áp dụng tần số ngoại lực cưỡng bức là có lí!
 

Quảng cáo

Back
Top