Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:

Bài toán
Một con lắc lò xo có độ cứng $k = 10 \ \text{N}/\text{m}$, khối lượng vật nặng $m = 100g$, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn $6cm$ so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng $\mu = 0,2$. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
A. $\dfrac{\pi }{25}$ s.
B. $\dfrac{\pi }{20}$ s.
C. $\dfrac{\pi }{15}$ s.
D. $\dfrac{\pi }{30}$ s.
 
Bài viết của em:
Bài toán

Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ = 0,2. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
A. $pi/25$(s). B. $pi/20$ (s). C. $pi/15$(s). D. $pi/30$(s).
Sau khi đã sửa lại đúng nội quy:
Bài toán
Một con lắc lò xo có độ cứng $k = 10N/m$, khối lượng vật nặng $m = 100g$, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn $6cm$ so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng $\mu = 0,2$. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
A. $\dfrac{\pi}{25}$ s.
B. $\dfrac{\pi}{20}$ s.
C. $\dfrac{\pi}{15}$ s.
D. $\dfrac{\pi}{30}$ s.
Chú ý lần sau !
Em đọc kĩ nội quy tại đây: http://vatliphothong.vn/t/30/
 
Vị trí cân bằng mới của CLLX sau khi đi được $\dfrac{1}{4}$ chu kì đầu tiên cách vị trí lò xo không biến dạng một đoạn
$x=\dfrac{\mu.m.g }{k}=2 cm$
Khi đó ,biên độ dao động là 4cm ,từ vị trí CB mới ,con lắc đi đến vị trí có li độ $\dfrac{A}{2}$
Thời gian chuyển động thẳng của con lắc là:
$t=\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{12};T=2.\pi .\sqrt{\dfrac{m}{k}}=0,2.\pi$
Chọn C
 
Bài toán
Một con lắc lò xo có độ cứng $k = 10N/m$, khối lượng vật nặng $m = 100g$, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn $6cm$ so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng $\mu = 0,2$. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
A. $\dfrac{\pi}{25}$ s.
B. $\dfrac{\pi}{20}$ s.
C. $\dfrac{\pi}{15}$ s.
D. $\dfrac{\pi}{30}$ s.
Trả lời:
Cách của mình như sau:
Độ giảm biên độ của vật khi qua vị trí cân bằng lần đầu là:
$\Delta A =\dfrac{\mu.m.g}{k} =2 cm$.
Phương trình chuyển động sau đó là:
$x=(6-2) \cos(10t) +2$.
Khi qua vị trí lò xo không biến dạng ta có $x=0$.
Giải ra chọn nghiệm $t=\dfrac{\pi}{15}$ thỏa mãn.
 
Cái này là dđ tắt dần nhanh không dùng công thức gần đúng đc đâu. Thời gian nó giảm theo hàm mũ cơ, nói chung là bài này không dùng để thi đh đc đâu.
 
Cái này là dđ tắt dần nhanh ko dùng công thức gần đúng đc đâu. Thời gian nó giảm theo hàm mũ cơ, nói chung là bài này ko dùng để thi đh đc đâu.
Trả lời:
Bài giải của mình không tính xấp xỉ đâu!.
Bạn nói vậy cũng có ý đúng.
Va chạm tắt dần là một dạng khó và phức tạp, ta chỉ khảo sát những vấn đề đơn giản.
Tuy nhiên, đây là dạng toán phân loại học sinh(các thầy trên DH rất thích cho dạng toán này trong đề thi DH)
 
Trả lời:
Bài giải của mình không tính xấp xỉ đâu!.
Bạn nói vậy cũng có ý đúng.
Va chạm tắt dần là một dạng khó và phức tạp, ta chỉ khảo sát những vấn đề đơn giản.
Tuy nhiên, đây là dạng toán phân loại học sinh(các thầy trên DH rất thích cho dạng toán này trong đề thi DH)

Nhưng chắc chắn là ko cho bài tăt nhanh như thế này đâu
 
Trả lời:
Cách của mình như sau:
Độ giảm biên độ của vật khi qua vị trí cân bằng lần đầu là:
$\Delta A =\dfrac{\mu.m.g}{k} =2 cm$.
Phương trình chuyển động sau đó là:
$x=(6-2) \cos(10t) +2$.
Khi qua vị trí lò xo không biến dạng ta có $x=0$.
Giải ra chọn nghiệm $t=\dfrac{\pi}{15}$ thỏa mãn.
Nếu giải chính xác thì bài làm của cậu là "sai" đấy. Nhưng vì bài này đã nói quá nhiều mà nó cũng không thi nên tớ không bàn luận nữa.
Cậu xem lại mấy topic trước thì biết.
 

Quảng cáo

Back
Top