Để điện tích cực đại trên bản tụ điện đạt giá trị lớn nhất thì điện dung C của tụ điện là

t24495

Member
Bài toán
Một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp vào nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi, có tần số f = 55Hz, điện trở R = 100Ω, hệ số tự cảm là L = 0,3H. Để điện tích cực đại trên bản tụ điện đạt giá trị lớn nhất thì điện dung C của tụ điện là
A. $14,46 \mu F$
B. $33,77 \mu F$
C. $11,02 \mu F$
D. $27,9 \mu F$
 
Bài toánMột đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp vào nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi, có tần số f = 55Hz, điện trở R = 100Ω, hệ số tự cảm là L = 0,3H. Để điện tích cực đại trên bản tụ điện đạt giá trị lớn nhất thì điện dung C của tụ điện là

A. $14,46 \mu F$
B. $33,77 \mu F$
C. $11,02 \mu F$
D. $27,9 \mu F$
Bài làm:
Ta có công thức tính $Z_{C}$ để $U_{C max}$ là :
$Z_{C}=\dfrac{R^2 +Z_{L}^{2}}{Z_{L}} \approx 200$.
Nên ta có $C \approx 14,46.10^{-6} (F)$.
Chọn $A$.
 
Bài toán
Một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp vào nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi, có tần số f = 55Hz, điện trở R = 100Ω, hệ số tự cảm là L = 0,3H. Để điện tích cực đại trên bản tụ điện đạt giá trị lớn nhất thì điện dung C của tụ điện là
A. $14,46 \mu F$
B. $33,77 \mu F$
C. $11,02 \mu F$
D. $27,9 \mu F$
Bài này hay thật, mình giải lại đây:
Bài giải:
Ta có điện tích trên tụ là:
$Q=CU_{C}=\dfrac{U.C.Z_{C}}{\sqrt{R^2 + (Z_{L}-Z_{C})^2}}$.
Ta có $Q$ lớn nhất khi:
$\sqrt{R^2 +(Z_{L}-Z_{C})^2}.\omega $ nhỏ nhất, hay ta có cộng hưởng xảy ra.
Vậy $C=\dfrac{1}{L.\omega^2} =27,9.\mu (F)$.
Chọn $D$.
 

Quảng cáo

Back
Top