Điểm đứng yên trên đoạn AB gần H nhất và xa H nhất cách H một đoạn bằng bao nhiêu ?

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Bài toán
Hai nguồn phát sóng kết hợp $A, \ B$ trên mặt thoáng của một chất lỏng dao động theo phương trình ${{u}_{A}}=6\cos(20\pi t) \ (mm); \ u_B=6\cos \left(20\pi t+\dfrac{\pi}{ 2}\right) \ (mm)$. Coi biên độ sóng không giảm theo khoảng cách, tốc độ truyền sóng $v=30 \ (cm/s)$. Khoảng cách giữa hai nguồn $AB=20 \ (cm)$. $H$ là trung điểm của $AB$, điểm đứng yên trên đoạn $AB$ gần $H$ nhất và xa $H$ nhất cách $H$ một đoạn bằng bao nhiêu ?
A. $0,375 \ cm; \ 9,375 \ cm. $
B. $0,375 \ cm; \ 6,35 \ cm .$
C. $0,375 \ cm; \ 9,50 \ cm. $
D. $0,375 \ cm; \ 9,55 \ cm.$
 
2 nguồn lệch pha nhau $\dfrac{\pi }{2}$ nên toàn bộ hệ vân sẽ dịch chuyển đến nguồn trễ pha hơn (nguồn A) 1 khoảng là: $\dfrac{\lambda }{8}$ so với khi 2 nguồn cùng pha. Vậy nên điểm cực tiểu khi 2 nguồn cùng pha và nằm bên phải trung điểm 2 nguồn (cách trung điểm đó 1 khoảng $\dfrac{\lambda }{4}$, gọi là điểm I) sẽ dịch chuyển sang trái $\dfrac{\lambda }{8}$ nên điểm cực tiểu sẽ cách trung điểm 1 khoảng ngắn nhất là $\dfrac{\lambda }{4} - \dfrac{\lambda }{8} = \dfrac{\lambda }{8} = 0,375 \ \text{cm}$

Ta lại có: $HA = HI + IA = 10,375 = 6.\dfrac{\lambda }{2} + 1,375$
$HB = IB - HI = 9,675 = 6.\dfrac{\lambda }{2} + 0,675$

Từ 2 kết quả trên ta suy ra điểm cực tiểu xa H nhât nằm bên phải H và cách H 1 khoảng : $10 - 0,675 = 9,375 \ \text{cm}$
 
Bài giải:
Giả sử M là 1 điểm thuộc AH:HM=d
$\Rightarrow 0\leq d\leq 10(cm)$
Phương trình sóng từ A và B đến M:

$x_{A}=6\cos(20\pi t-\dfrac{2\pi }{\lambda }.(\dfrac{AB}{2}-d))

x_{B}=6\cos(20\pi t+\dfrac{\pi }{2}-\dfrac{2\pi }{\lambda }.(\dfrac{AB}{2}+d))$
Để M đứng yên thì 2 sóng từ A,B truyền đến ngược pha nhau

$\Rightarrow \dfrac{2\pi }{\lambda }(10-d)=\dfrac{\pi }{2}+\dfrac{2\pi }{\lambda }(10+d)+(2k+1)\pi

\Rightarrow 0\leq 1,5k+0,375\leq 10
\Rightarrow \leq -0,25\leq k\leq 6,4$

$k=0\Rightarrow d_{min}=0,375cm;

k=6\Rightarrow d_{max}=9,375cm$
Chọn A
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
2 nguồn lệch pha nhau $\dfrac{\pi }{2}$ nên toàn bộ hệ vân sẽ dịch chuyển đến nguồn trễ pha hơn (nguồn A) 1 khoảng là: $\dfrac{\lambda }{8}$ so với khi 2 nguồn cùng pha. Vậy nên điểm cực tiểu khi 2 nguồn cùng pha và nằm bên phải trung điểm 2 nguồn (cách trung điểm đó 1 khoảng $\dfrac{\lambda }{4}$, gọi là điểm I) sẽ dịch chuyển sang trái $\dfrac{\lambda }{8}$ nên điểm cực tiểu sẽ cách trung điểm 1 khoảng ngắn nhất là $\dfrac{\lambda }{4} - \dfrac{\lambda }{8} = \dfrac{\lambda }{8} = 0,375cm$

Ta lại có: $HA = HI + IA = 10,375 = 6.\dfrac{\lambda }{2} + 1,375$
$HB = IB - HI = 9,675 = 6.\dfrac{\lambda }{2} + 0,675$

Từ 2 kết quả trên ta suy ra điểm cực tiểu xa H nhât nằm bên phải H và cách H 1 khoảng : $10 - 0,675 = 9,375cm$
Cách này mình chưa làm bao giờ ,cậu nghĩ hay thật .
 
2 nguồn lệch pha nhau $\dfrac{\pi }{2}$ nên toàn bộ hệ vân sẽ dịch chuyển đến nguồn trễ pha hơn (nguồn A) 1 khoảng là: $\dfrac{\lambda }{8}$ so với khi 2 nguồn cùng pha. Vậy nên điểm cực tiểu khi 2 nguồn cùng pha và nằm bên phải trung điểm 2 nguồn (cách trung điểm đó 1 khoảng $\dfrac{\lambda }{4}$, gọi là điểm I) sẽ dịch chuyển sang trái $\dfrac{\lambda }{8}$ nên điểm cực tiểu sẽ cách trung điểm 1 khoảng ngắn nhất là $\dfrac{\lambda }{4} - \dfrac{\lambda }{8} = \dfrac{\lambda }{8} = 0,375 \ \text{cm}$

Ta lại có: $HA = HI + IA = 10,375 = 6.\dfrac{\lambda }{2} + 1,375$
$HB = IB - HI = 9,675 = 6.\dfrac{\lambda }{2} + 0,675$

Từ 2 kết quả trên ta suy ra điểm cực tiểu xa H nhât nằm bên phải H và cách H 1 khoảng : $10 - 0,675 = 9,375 \ \text{cm}$
Bạn có thể giải thích rõ hơn không? Mình không hình dung nổi điều bạn trình bày? Mong bạn sẽ trả lời. .:)
 
Bạn có thể giải thích rõ hơn không? Mình không hình dung nổi điều bạn trình bày? Mong bạn sẽ trả lời. .:)

Có 2 nguồn phát sóng, A chậm hơn B 1 góc $\varphi $, thay vì xét 2 nguồn lệch pha thì ta coi sóng từ nguồn A đc phát ra từ 1 nguồn cách nguồn A 1 đoạn $\Delta x = \lambda \dfrac{\varphi }{2\pi }$ theo hướng ra xa nguồn B

Nguồn mới A' này với nguồn B sẽ cùng pha. Trung điểm I' của A'B là 1 cực đại cách trung điểm I của AB 1 đoạn: $\dfrac{\Delta x}{2}$

Áp dụng ta sẽ có:
2 nguồn lệch pha nhau $\dfrac{\pi }{2}$ nên toàn bộ hệ vân sẽ dịch chuyển đến nguồn trễ pha hơn (nguồn A) 1 khoảng là: $\dfrac{\lambda }{8}$ so với khi 2 nguồn cùng pha.
 
Có 2 nguồn phát sóng, A chậm hơn B 1 góc $\varphi $, thay vì xét 2 nguồn lệch pha thì ta coi sóng từ nguồn A đc phát ra từ 1 nguồn cách nguồn A 1 đoạn $\Delta x = \lambda \dfrac{\varphi }{2\pi }$ theo hướng ra xa nguồn B

Nguồn mới A' này với nguồn B sẽ cùng pha. Trung điểm I' của A'B là 1 cực đại cách trung điểm I của AB 1 đoạn: $\dfrac{\Delta x}{2}$

Áp dụng ta sẽ có:


Hình ảnh lệch pha của sóng thế nào mà bạn vẽ được hình. .. .Rồi biểu diễn thế nào. .. Mình thấy tất cả hình giao thoa đều giống nhau v sao vẽ được. .. Mình thật sụ không hiểu >…< mình chỉ làm trên công thức lí thuyêt thôi
 
Hình ảnh lệch pha của sóng thế nào mà bạn vẽ được hình. .. .Rồi biểu diễn thế nào. .. Mình thấy tất cả hình giao thoa đều giống nhau v sao vẽ được. .. Mình thật sụ không hiểu >…< mình chỉ làm trên công thức lí thuyêt thôi

Mình chịu chẳng biết giải thích cho bạn sao nữa, thôi cứ làm cách lí thuyết cũng đc @@
 

Quảng cáo

Back
Top