Hiệu điện thế hãm trong hiện tượng quang điện âm hay dương?

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
  • Rất nhiều giáo viên quan niệm rằng $U_h$ có giá trị âm, ở bài viết này tôi sẽ chứng minh $U_h>0$.
  • Gọi $U_{AK}$ là hiệu điện thế giữa Anot và Catot của một tế bào quang điện.
  • Chọn trục $Ox$ hướng từ K sang A, gốc tại K.
  • Xét trường hợp $U_{AK}<0.$
  • Dòng quang điện triệt tiêu khi: electron bứt ra từ Catot có động năng ban đầu cực đại (với vận tốc ban đầu cực đại $v_{0_{max}}$), đi đến Anot thì bị dừng lại ($v=0$) do lực điện tác dụng ngược chiều chuyển động và quay trở lại Catot.
  • Định lí biến thiên động năng:
\[\begin{align}
0-\dfrac{mv_{{{0}_{max}}}^{2}}{2}=A & =\int\limits_{K}^{A}{\overrightarrow{F} d \overrightarrow{x}} \\
& =\int\limits_{K}^{A}{q \overrightarrow{E} d \overrightarrow{x}} \\
& =-qE\int\limits_{0}^{d}{dx} \ \ \ \ \left( \overrightarrow{E} \uparrow \downarrow d\overrightarrow{x}\right) \\
& =-qEd \\
& =-(-e)Ed \\
& =eEd \\
\end{align}\]
  • Mặt khác
    \[\begin{align}
    & {{E}_{x}}=-\dfrac{\partial V}{\partial x}=-\dfrac{dV}{dx} \\
    & \Rightarrow dV=-{{E}_{x}}dx \\
    & \Rightarrow \int\limits_{K}^{A}{dV}=-{{E}_{x}}\int\limits_{0}^{d}{dx} \\
    & \Rightarrow {{V}_{A}}-{{V}_{K}}=-(-E)d \ \ \ \left( \overrightarrow{E} \uparrow \downarrow \overrightarrow{Ox} \Rightarrow E_x=-E \right) \\
    & \Rightarrow {{U}_{AK}}=Ed \\
    \end{align}\]
  • Như vậy ta có $$-\dfrac{mv_{{{0}_{max}}}^{2}}{2}=e{{U}_{AK}}=e(-U_h), \\ \boxed{\dfrac{mv_{{{0}_{max}}}^{2}}{2}=eU_h}$$ Với $U_{AK}=-U_h<0 \Rightarrow \boxed{U_h>0}$
Điều phải chứng minh $\blacksquare$
 
Last edited:

Chuyên mục

Giáo viên nhầm lẫn là do họ bất cẩn đọc chưa kĩ SGK rồi anh ạ. Em chỉ nghe cô đọc 1 lần nhưng vẫn nhớ rõ:
\[ U_h=-U_{{AK}_{min}}\]
Như vậy $U_h$ luôn dương.
Hơn thế nữa trong hệ thức Anhxtanh dạng biến đổi có:
\[\dfrac{hc}{\lambda}=\dfrac{hc}{\lambda _0}+|e|.U_h\]
Mà điều kiện để xảy ra hiện tượng quang điện ngoài là $\lambda \le \lambda _0$ nên $U_h >0$.
 
Giáo viên nhầm lẫn là do họ bất cẩn đọc chưa kĩ SGK rồi anh ạ. Em chỉ nghe cô đọc 1 lần nhưng vẫn nhớ rõ:
$ U_h=-U_{{AK}_{min}}$
Như vậy $U_h$ luôn dương.
Hơn thế nữa trong hệ thức Anhxtanh dạng biến đổi có:
$\dfrac{hc}{\lambda}=\dfrac{hc}{\lambda _0}+|e|.U_h$
Mà điều kiện để xảy ra hiện tượng quang điện ngoài là $\lambda \le \lambda _0$ nên $U_h >0$.
Nói $ U_h=-U_{{AK}_{min}}$ không được em ạ. Vì $U_{AK}$ thay đổi từ $\left(-\infty ;+\infty \right)$ nên nó không có giá trị nhỏ nhất.
 
  • Rất nhiều giáo viên quan niệm rằng $U_h$ có giá trị âm, ở bài viết này tôi sẽ chứng minh $U_h>0$.
  • Gọi $U_{AK}$ là hiệu điện thế giữa Anot và Catot của một tế bào quang điện.
  • Chọn trục $Ox$ hướng từ K sang A, gốc tại K.
  • Xét trường hợp $U_{AK}<0.$
  • Dòng quang điện triệt tiêu khi: electron bứt ra từ Catot có động năng ban đầu cực đại (với vận tốc ban đầu cực đại $v_{0_{max}}$), đi đến Anot thì bị dừng lại ($v=0$) do lực điện tác dụng ngược chiều chuyển động và quay trở lại Catot.
  • Định lí biến thiên động năng:
$\begin{align}

0-\dfrac{mv_{{{0}_{max}}}^{2}}{2}=A & =\int\limits_{K}^{A}{\overrightarrow{F} d \overrightarrow{x}} \\
& =\int\limits_{K}^{A}{q \overrightarrow{E} d \overrightarrow{x}} \\
& =-qE\int\limits_{0}^{d}{dx} \ \ \ \ \left( \overrightarrow{E} \uparrow \downarrow d\overrightarrow{x}\right) \\
& =-qEd \\
& =-(-e)Ed \\
& =eEd \\
\end{align}$
  • Mặt khác
    $\begin{align}
    & {{E}_{x}}=-\dfrac{\partial V}{\partial x}=-\dfrac{dV}{dx} \\
    & \Rightarrow dV=-{{E}_{x}}dx \\
    & \Rightarrow \int\limits_{K}^{A}{dV}=-{{E}_{x}}\int\limits_{0}^{d}{dx} \\
    & \Rightarrow {{V}_{A}}-{{V}_{K}}=-(-E)d \ \ \ \left( \overrightarrow{E} \uparrow \downarrow \overrightarrow{Ox} \Rightarrow E_x=-E \right) \\
    & \Rightarrow {{U}_{AK}}=Ed \\
    \end{align}$
  • Như vậy ta có $$-\dfrac{mv_{{{0}_{max}}}^{2}}{2}=e{{U}_{AK}}=e(-U_h), \\ \boxed{\dfrac{mv_{{{0}_{max}}}^{2}}{2}=eU_h}$$ Với $U_{AK}=-U_h<0 \Rightarrow \boxed{U_h>0}$
Điều phải chứng minh $\blacksquare$

Không phải chứng minh như em để nó dương đâu.
Trước hết mình đặt vấn đề về hiệu điện thế:
Khái niệm hiệu điện thế là hiệu giá trị điện thế giữa hai điểm nên để khẳng định một hiệu điện thế dương hay âm là tùy thuộc vào cách nói điểm nào so với điểm nào. Vì vậy các bài trắc nghiệm hiện nay chỉ hỏi độ lớn của hiệu điện thế hãm, nếu muốn hỏi giá trị thì phải hỏi là UAK hay UKA. Và nếu Uh = UAK thì nó có giá trị âm(em nhìn đồ thì SGK nâng cao thì nếu Uh âm mà biểu diễn -Uh phía bên trái gốc tọa độ O sao được nên nó dương) còn nếu Uh = UKA thì nó dương. Và trị số của hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng.
Vấn đề này nằm trong chương trình giảm tải của bộ kể từ năm học 2011-2012(chỉ học đl1 quang điện) nên theo mình các bạn LTĐH không nên bận tâm vì nó không cần thiêt.
Thân ái!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Không phải chứng minh như em để nó dương đâu.
Trước hết mình đặt vấn đề về hiệu điện thế:
Khái niệm hiệu điện thế là hiệu giá trị điện thế giữa hai điểm nên để khẳng định một hiệu điện thế dương hay âm là tùy thuộc vào cách nói điểm nào so với điểm nào. Vì vậy các bài trắc nghiệm hiện nay chỉ hỏi độ lớn của hiệu điện thế hãm, nếu muốn hỏi giá trị thì phải hỏi là UAK hay UKA. Và nếu Uh = UAK thì nó có giá trị âm( em nhìn đồ thì SGK nâng cao thì nếu Uh âm mà biểu diễn -Uh phía bên trái gốc tọa độ O sao được nên nó dương) còn nếu Uh = UKA thì nó dương. Và trị số của hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng.
Vấn đề này nằm trong chương trình giảm tải của bộ kể từ năm học 2011-2012(chỉ học đl1 quang điện) nên theo mình các bạn LTĐH không nên bận tâm vì nó không cần thiêt.
Thân ái!

Vấn đề anh nói em biết rồi ạ :D
Chính vì rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm hỏi "Điều kiện dòng quang điện triệt tiêu khi nào" và ở đáp án người ta cho đáp án đúng là $U_h$ là một giá trị nhỏ hơn 0, nên em mới viết bài này để khẳng định rằng, để đúng theo SGK kí hiệu thì giá trị âm đó phải là $U_{AK}$, còn $U_h$ luôn lớn hơn 0.
Thân,
Lil.Tee
 

Quảng cáo

Back
Top