f biến thiên Mạch điện xoay chiều R, C, cuộn dây có L nối tiếp

Bài toán: Mạch điện xoay chiều $R;\ C$ cuộn dây có $L$ nối tiếp với $L$ không đổi ;còn $R$ thay đổi . Đặt $\omega_o= \dfrac{1}{\sqrt{LC}}$ Cần phải đặt vào hai đầu đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng $\omega$ thay đổi .Hỏi $\omega$ bằng bao nhiêu để điện áp hai đầu cuộn dây không phụ thuộc vào $R$
A. $ w = w_o$
B. $w =\sqrt{2}.w_o$
C. $w = 2w_o$
D. $w = \dfrac{1}{\sqrt{2}}.w_o$
 
•One-HicF đã viết:
Bài toán: Mạch điện xoay chiều $R;\ C$ cuộn dây có $L$ nối tiếp với $L$ không đổi ;còn $R$ thay đổi . Đặt $\omega_o= \dfrac{1}{\sqrt{LC}}$ Cần phải đặt vào hai đầu đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng $\omega$ thay đổi .Hỏi $\omega$ bằng bao nhiêu để điện áp hai đầu cuộn dây không phụ thuộc vào $R$
A. $ w = w_o$
B. $w =\sqrt{2}.w_o$
C. $w = 2w_o$
D. $w = \dfrac{1}{\sqrt{2}}.w_o$
Lời giải:
Mình nghĩ đề nên đổi thành điện áp giữa hai đầu đoạn mạch chưa $R$ và $L$ không phụ thuộc vào $R$.​
Khi đó ta áp dụng công thức: $Z_C=2Z_L$ thì:​
$w=\dfrac{w_0}{\sqrt{2}}$​
Chọn $D$​
 
•One-HicF đã viết:
Cũng có 1 bài như thế nữa. Mà chắc đề sai

Cậu thử đặt vào công thức mà xem:
\[ U_L=\dfrac{U.L.w}{\sqrt{r^2+(L.w-\dfrac{1}{C.w})^2}}\]
Nếu chia cả tử và mẫu cho $w$ thì mẫu số không có biểu thức nào để có thể ép bằng cả mà vẫn luôn phụ thuộc vào $R$.
 
Có lẽ tại cậu nhầm cái đề vì khi đã nói tới cuộn dây thì thường chứa (r,L). Có lẽ bài toán sửa lại là

Bài toán: Mạch điện xoay chiều $R;\ C$ cuộn dây có $L$ nối tiếp với $L$ không đổi ;còn $r$ thay đổi . Đặt $\omega_o= \dfrac{1}{\sqrt{LC}}$ Cần phải đặt vào hai đầu đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng $\omega$ thay đổi .Hỏi $\omega$ bằng bao nhiêu để điện áp hai đầu cuộn dây không phụ thuộc vào $r$
A. $ w = w_o$
B. $w =\sqrt{2}.w_o$
C. $w = 2w_o$
D. $w = \dfrac{1}{\sqrt{2}}.w_o$
 
lvcat đã viết:
Có lẽ tại cậu nhầm cái đề vì khi đã nói tới cuộn dây thì thường chứa (r,L). Có lẽ bài toán sửa lại là

Bài toán: Mạch điện xoay chiều $R;\ C$ cuộn dây có $L$ nối tiếp với $L$ không đổi ;còn $r$ thay đổi . Đặt $\omega_o= \dfrac{1}{\sqrt{LC}}$ Cần phải đặt vào hai đầu đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng $\omega$ thay đổi .Hỏi $\omega$ bằng bao nhiêu để điện áp hai đầu cuộn dây không phụ thuộc vào $r$
A. $ w = w_o$
B. $w =\sqrt{2}.w_o$
C. $w = 2w_o$
D. $w = \dfrac{1}{\sqrt{2}}.w_o$

Thực ra R hay r như nhau.
Nhưng mình có 1 thắc mắc mong các bạn lí giải giúp: Trong bài toán hộp đen, nếu nói hộp X chứa 1 trong 3 phần tử, thì có lẽ nào là được chứa L có điện trở r không? Với nhiều bài mình gặp họ không lấy nhưng tại sao thế nhỉ?
 
kiemro721119 đã viết:
Thực ra R hay r như nhau.
Nhưng mình có 1 thắc mắc mong các bạn lí giải giúp: Trong bài toán hộp đen, nếu nói hộp X chứa 1 trong 3 phần tử, thì có lẽ nào là được chứa L có điện trở r không? Với nhiều bài mình gặp họ không lấy nhưng tại sao thế nhỉ?

Có thể chứa L có điện trở r em ạ.
Thực ra L chứa r chỉ là 1 phần tử, phần tử này là một cuộn dây và nó có khả năng tỏa nhiệt khi dòng điện chạy qua, nên người ta coi L này chứa r.
 
Thế nghĩa là muốn giới hạn cuộn dây không có r thì người ta làm thế nào anh? Vì nếu nói nếu có thì cuộn dây thuần cảm thì là gợi ý là có cuộn dây rồi. Nếu không nói thuần cảm, trong một số bài toán cho $U_X$ vuôn pha với 1 điện áp nào đó, mà chứng tỏ đoạn X phải có tính cảm(chẳng hạn như vậy), thì chúng ta nghĩ ngay nó có R và L. Tuy nhiên nếu nó có r thì 2 phần tử đó có thể là L,r và C chăng?
 
kiemro721119 đã viết:
Thế nghĩa là muốn giới hạn cuộn dây không có r thì người ta làm thế nào anh?
Tùy theo bài toán người ta cho thể nào em à :)

kiemro721119 đã viết:
Vì nếu nói nếu có thì cuộn dây thuần cảm thì là gợi ý là có cuộn dây rồi. Nếu không nói thuần cảm, trong một số bài toán cho $U_X$ vuôn pha với 1 điện áp nào đó, mà chứng tỏ đoạn X phải có tính cảm(chẳng hạn như vậy), thì chúng ta nghĩ ngay nó có R và L. Tuy nhiên nếu nó có r thì 2 phần tử đó có thể là L,r và C chăng?

Em nói đoạn này anh không hiểu lắm, nên anh không biết trả lời thế nào :D
 
Em sẽ lấy 1 ví dụ:
Cho mạch điện xoay chiều AB , X là hộp đen, chứa 2 trong 3 phần tử R,L,C mắc nối tiếp.Đoạn mạch gồm các phần tử R nối tiếp C nối tiếp hộp X. M là điểm giữa C và hộp đen X. Ta thấy $u_{AM}$ vuông pha $u_{MB}$.Hỏi trong X chứa các phần tử nào.
Ps:Em đã đọc 2 bài kiểu thế này, giải chỉ nói là X chứa R và L. trong khi đề không nói rõ L có thuần cảm hay không.
 
kiemro721119 đã viết:
Em sẽ lấy 1 ví dụ:
Cho mạch điện xoay chiều AB , X là hộp đen, chứa 2 trong 3 phần tử R,L,C mắc nối tiếp.Đoạn mạch gồm các phần tử R nối tiếp C nối tiếp hộp X. M là điểm giữa C và hộp đen X. Ta thấy $u_{AM}$ vuông pha $u_{MB}$.Hỏi trong X chứa các phần tử nào.
Ps:Em đã đọc 2 bài kiểu thế này, giải chỉ nói là X chứa R và L. trong khi đề không nói rõ L có thuần cảm hay không.

$u_{AM}$ vuông pha $u_{MB}$ nên
\[\begin{align}
& \tan {{\varphi}_{AM}}\tan {{\varphi }_{MB}}=-1 \\
& \Leftrightarrow\dfrac{-{{Z}_{C}}}{R}.\dfrac{A}{B}=-1 \\
& \Leftrightarrow\dfrac{{{Z}_{C}}}{R}.\dfrac{A}{B}=1. \\ \end{align}\]
Chắc chắn $B$ phải là điện trở.
- Nếu B là điện trở $r$ con do cuộn dây không thuần gây ra, thì trong $A$ phải có $L$. Như vậy ở trường hợp này hộp $X$ gồm:
+ phần tử thứ nhất là cuộn dây không thuần
+ phần tử thứ hai có thể là điện trở $R$ hoặc có thể là $C$ với $Z_L > Z_C.$
- Ngoài ra còn một trường hợp nữa là hộp $X$ gồm hai phần tử : cuộn dây thuần cảm $L$ và điện trở $R$.
Như vậy tổng cộng có ba khả năng xảy ra.
Đáp án người ta thiếu vì người ta hiểu sai quan niệm về cuộn dây không thuần cảm. Cuộn dây không thuần cảm chỉ là một phần tử.
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top