Tính chu kỳ của mạch dao động

tieuho_94

New Member
Bài toán: Mạch dao động LC đang thực hiện dao động điện từ tự do với chu kỳ T. Tại thời điểm nào đó dòng điện trong mạch có cường độ 8$\pi (mA)$ và đang tăng, sau đó khoảng thời gian 3T/4 thì điện tích trên bản tụ có độ lớn $2.10^{-9} C$. Chù kỳ dao động của mạch điện từ bằng.
A: 0,5ms
B: 0,25ms
C: 0,5$ \mu s$
D: 0,25$ \mu s$
 
Bài toán: Mạch dao động LC đang thực hiện dao động điện từ tự do với chu kỳ T. Tại thời điểm nào đó dòng điện trong mạch có cường độ 8$\pi (mA)$ và đang tăng, sau đó khoảng thời gian 3T/4 thì điện tích trên bản tụ có độ lớn $2.10^{-9} C$. Chù kỳ dao động của mạch điện từ bằng.
A: 0,5ms
B: 0,25ms
C: 0,5$ \mu s$
D: 0,25$ \mu s$

Bài Làm:
Ta có :
$$Li_{1}^{2}=\dfrac{q_{2}^{2}}{C}\rightarrow \omega ^{2}=\dfrac{i^{2}}{q^{2}}=1,6.\pi^{2}. 10^{-3}$$
Nên $$T=\dfrac{2\pi }{\omega }=0,5.10^{-7}=0,5\mu s$$
Chọn C
 
Bài toán: Mạch dao động LC đang thực hiện dao động điện từ tự do với chu kỳ T. Tại thời điểm nào đó dòng điện trong mạch có cường độ $8\pi \left(mA\right)$ và đang tăng, sau đó khoảng thời gian 3T/4 thì điện tích trên bản tụ có độ lớn $2.10^{-9} C$. Chù kỳ dao động của mạch điện từ bằng.
A: 0,5ms
B: 0,25ms
C: 0,5$ \mu s$
D: 0,25$ \mu s$

Tại sao lại có được điều kiện này nhỉ $Li_{1}^{2}=\dfrac{q_{2}^{2}}{C}$

Bài Làm:
Ta có :
$$Li_{1}^{2}=\dfrac{q_{2}^{2}}{C}\rightarrow \omega ^{2}=\dfrac{i^{2}}{q^{2}}=1,6.\pi ^{2}.10^{-3}$$
Nên $$T=\dfrac{2\pi }{\omega }=0,5.10^{-7}=0,5\mu s$$
Chọn C

Cách khác.
Bài này ta dựa vào vòng tròn lượng giác thôi.
Chọn $$I_0=8\pi \left(mA\right)=8\pi .10^{-3} A$$
$$Q_0=2.10^{-9}C$$
$$\rightarrow \omega =\dfrac{I_0}{Q_0}=4000000 \pi $$
$$\rightarrow T=5.10^{-7}\left(s\right)$$
 

Quảng cáo

Back
Top