Vật thực hiện đồng thời 2 dao động. Tìm biên độ $A_2$ khi năng lượng vật cực đại

Đá Tảng

Tuệ Quang
Moderator
Bài toán
Một vật có khối lượng không đổi thực hiện đồng thời 2 dao động điều hoà có phương trình dao động lần lượt là: $x_1=10\cos(2\pi t +\phi) cm $ và $x_2 = A_2\cos (2\pi t - \dfrac{\pi}{2}) (cm)$ thì dao động tổng hợp là $x=A\cos(2\pi t - \dfrac{\pi}{3})(cm)$ .khi năng lượng dao động của vật cực đại thì biên độ dao động của vật $A_2$ có giá trị là:
A. $\dfrac{20}{\sqrt{3}}(cm)$
B. $10\sqrt{3}(cm)$
C. $\dfrac{10}{\sqrt{3}}(cm)$
D. $20(cm)$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Chọn $B$.
Vẽ giản đồ vecto, áp dụng định lí hàm số $\sin$ vào tam giác.
Ta có năng lượng cực đại khi và chỉ khi biên độ dao động cực đại.
Khi đó có 1 góc trên giản đồ = $ 90 $ . Suy ra $ A=20cm $ . Vậy $A_2=\sqrt{20^2-10^2}=10\sqrt3$
 
Chọn $B$.
Vẽ giản đồ vecto, áp dụng định lí hàm số $\sin$ vào tam giác.
Ta có năng lượng cực đại khi và chỉ khi biên độ dao động cực đại.
Khi đó có 1 góc trên giản đồ = $ 90 $ . Suy ra $ A=20cm $ . Vậy $A_2=\sqrt{20^2-10^2}=10\sqrt3$

Bạn ơi bạn có thể giải chi tiết hơn một chút được không? Cái đoạn "Khi đó có 1 góc trên giản đồ = $ 90 $" ấy. Mình biết dạng tìm A2 để A1 cực đại, vẽ giản đồ thì đúng có một góc bằng 90 thật, khi đó A2 vuông góc với A. Còn tìm A2 để A cực đại thì mình chịu? :(
 
Bạn ơi bạn có thể giải chi tiết hơn một chút được không? Cái đoạn "Khi đó có 1 góc trên giản đồ = $ 90 $" ấy. Mình biết dạng tìm A2 để A1 cực đại, vẽ giản đồ thì đúng có một góc bằng 90 thật, khi đó A2 vuông góc với A. Còn tìm A2 để A cực đại thì mình chịu? :(
Câu này mình hỏi vẫn chưa có ai trả lời....
 

Quảng cáo

Back
Top