Quãng đường mà vật đi được từ lúc thả đến lúc véc tơ gia tốc đổi chiều lần thứ hai

Tàn

Super Moderator
Super Moderator
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng $k = 20N/m$, khối lượng của vật $m = 40g$. Hệ số ma sát giữa mặt bàn và vật là $0,1$ lấy $g = 10\dfrac{m}{s^2}$, đưa vật tới vị trí mà lò xo nén $10cm$ rồi thả nhẹ. (Chọn gốc $O$ là vị trí vật khi lò xo chưa bị biến dạng, chiều dương theo chiều chuyển động ban đầu). Quãng đường mà vật đi được từ lúc thả đến lúc véc tơ gia tốc đổi chiều lần thứ hai là:
A. $30cm. $
B. $29,2cm. $
C. $28,4cm. $
D. $29cm.$
 
ruocchua1402 đã viết:
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng $k = 20N/m$, khối lượng của vật $m = 40g$. Hệ số ma sát giữa mặt bàn và vật là $0,1$ lấy $g = 10\dfrac{m}{s^2}$, đưa vật tới vị trí mà lò xo nén $10cm$ rồi thả nhẹ. (Chọn gốc $O$ là vị trí vật khi lò xo chưa bị biến dạng, chiều dương theo chiều chuyển động ban đầu). Quãng đường mà vật đi được từ lúc thả đến lúc véc tơ gia tốc đổi chiều lần thứ hai là:
$A. 30cm. $
$B. 29,2cm. $
$C. 28,4cm. $
$D. 29cm.$
Lời giải:
Độ giảm biên độ sau khi đi được quãng đường $A$ là:
$$ \Delta A=\dfrac{ \mu.m.g}{k}=0,2cm$$
Quãng đường đi đc đến khi gia tốc đổi chiều lần thứ 2 khi vật đi đươc den vị trí cân bằng lần 2.
$$ S=A-\Delta A+ A- \Delta A+ A- 2\Delta A=29cm$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Cho mình hỏi tí là công thức tính độ giảm biên độ sau nửa chu kì là 2muy. M. G/k, ở trên bạn ghi là muy. M. G/k
Vậy nó có ý nghĩa gì, độ giảm biên độ là được tính khi vật di chuyển qua phía ngược lại đối với vị trí cân bằng tức là một nửa chu kì, còn bạn ghi độ giảm biên độ sau khi đi đc quãng đường A thì mình ko hỉu bạn giải thích giúp mình vs>>
 

Quảng cáo

Back
Top