f biến thiên Khi $f = 2f_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là

ShiroPin

Active Member
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều có phương trình $u = U_o\cos(2\pi ft) V$, vào hai đầu đoạn mạch có điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Biết $U_o$, R, L, C không đổi, điều chỉnh f thì thấy: khi $f = f_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử R, L, C lần lượt là 20V, 40V, 60V. Khi $f = 2f_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là
A. 20V
B. 42V
C. 80V
D. 64V
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều có phương trình $u = U_o\cos(2\pi ft) V$, vào hai đầu đoạn mạch có điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Biết $U_o$, R, L, C không đổi, điều chỉnh f thì thấy: khi $f = f_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử R, L, C lần lượt là 20V, 40V, 60V. Khi $f = 2f_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là
A. 20V
B. 42V
C. 80V
D. 64V
Bài làm:
Ta có hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu mạch:
$$U= 20 \sqrt{2}.$$
Không mất tính tổng quát, giả sử $I=1$
Thì ta có:
$$R=20 \Omega; Z_L=40 \Omega; Z_C=60 \Omega.$$
Khi tần số tăng gấp đôi thì cảm khán tăng gấp đôi, dung kháng giảm còn một nửa.
Ta có:
$$U'_L=\dfrac{Z_L}{Z} U=\dfrac{1600 \sqrt{2}}{\sqrt{2900}}=\dfrac{160 \sqrt{58}}{29}.$$
Chọn $B$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều có phương trình $u = U_o\cos(2\pi ft) V$, vào hai đầu đoạn mạch có điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Biết $U_o$, R, L, C không đổi, điều chỉnh f thì thấy: khi $f = f_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử R, L, C lần lượt là 20V, 40V, 60V. Khi $f = 2f_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là
A. 20V
B. 42V
C. 80V
D. 64V

Ta tính được $U=20\sqrt{2}$.
Ta có thể chuẩn hóa bài toán, cho I=1. Khi đó R=20 khi $f=f_1$ thì $Z_c=40, Z_l=60$
Khi $f=2f_1$ thì ta có $Z_c=30, Z_l=80$. Ta tính được $U_l=42$
Chọn $B$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top