Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu

Dr K

New Member
Bài toán:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kỳ và biên độ của con lắc lần lượt là 0,4s và 8cm. Chọn trục x’x thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại VTCB, gốc thời gian t = 0 vật qua VTCB theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do $g=10m/s^2$ và $\pi^2=10$. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là ?
A. $\dfrac{7}{30}$s
B. $\dfrac{1}{30}$s
C. $\dfrac{3}{30}$s
D. $\dfrac{4}{15}$s
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Dr K đã viết:
Bài Toán:Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kỳ và biên độ của con lắc lần lượt là 0,4s và 8cm. Chọn trục x’x thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại VTCB, gốc thời gian t = 0 vật qua VTCB theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$ và $\pi ^2=10$. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là:A. 7/30sB. 1/30sC. 3/30sD. 4/15s
Lời giải:
Ta có:​
\[\Delta l=\dfrac{mg}{k}=\dfrac{g}{w^2}=\dfrac{10}{250}=0,04m=4cm\]​
Khi vật ở VTCB, lò xo bị dãn 4cm. Ban đầu, vật ở vị trí cân bằng, v>0. Vậy để lực đàn hồi cực tiểu, tức là lò xo không nén không giãn, thì vật phải đi về điểm có li độ x=-4cm, v<0.​
Từ đường tròn lượng giác, góc quét được là $210^0=\dfrac{7}{12}T=\dfrac{7}{30}s$​
Vậy chọn $A$​
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top