Các bài điện xoay chiều trong đề thi thử lần 4 /2013 của diễn đàn vật lí phổ thông

NTH 52

Bùi Đình Hiếu
Super Moderator
Các bạn thảo luận tại topic này nhé:
Câu 2:Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 220 V, tần số f=50 Hz. Đoạn mạch chứa một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở trong r mắc nối tiếp một cụm bóng đèn. Ban đầu mắc vào 2 bóng đèn song song giống nhau ghi 110V/55 W. Khi đó chúng đều sáng bình thường và công suất tiêu thụ trên đoạn mạch là 180 W. Hỏi có thể mắc vào song sóng tối đa bao nhiêu bóng đèn để công suất tiêu thụ trong mạch là lớn nhất(các đèn giống hệt nhau và có điện trở coi như không đổi)?
A.$3$
B.$4$
C.$2$
D.$5$
Câu 6: Cho mạch R, L, C nối tiếp, cuộn dây có điện trở $R_o$. Điện áp hai đầu mạch không đổi:$ u=U_o \cos \omega t$, bỏ qua điện trở dây nối. Biết $R=40 \Omega ; R_o =20 \Omega $. Khi không nối tắt 2 đầu cuộn dây hay nối tắt 2 đầu cuộn dây bằng dây nối thì dòng điện qua R đều lệch pha $\dfrac{\pi }{6}$ so với u. Cảm kháng của cuộn dây là?
A.$100 \sqrt{3} \Omega $
B.$60 \Omega $
C.$60 \sqrt{3} \Omega $
D.$80 \sqrt{3} \Omega $
Câu 7:Cho mạch điện gồm điện trở R, mắc nối tiếp với một cuộn dây có điện trở r, và một tụ điện C.
Gọi điểm giữa điện trở và cuộn dây là N, điểm giữa cuộn dâu và tụ điện là M. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên(AB) một điện áp xoay chiều U(V)/f(Hz). Cho biết $R=r$ và hiệu điện thế giữa hai đầu AM và NB có giá trị hiệu dụng bằng nhau bằng $30 \sqrt{5} \left(V\right)$ và vuông pha với nhau. Giá trị của U là?
A.$60 \left(V\right)$
B.$60\sqrt{2} \left(V\right)$
C.$120 \left(V\right)$

D.$30 \sqrt{2} \left(V\right)$
Câu 9:Công suất hao phí trên đường dây tải là 500W. Sau đó người ta mắc vào mạch một tụ điện nên công suất hao phí giảm đến cực tiểu là 245W. Hệ số công suất lúc đầu là?

A. 0,65 B. 0,8 C. 0,75 D. 0,7
Câu 29. Một khung dây dẫn dẹt, quay đều xung quanh một trục cố đối xứng $\Delta$ nằm trong mặt phẳng khung dây, trong từ trường có vec-tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay $\Delta$. Tại thời điểm t, từ thong gửi qua khung dây và suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn lần lượt bằng $\dfrac{11\sqrt{6}}{12}$ Wb và $110\sqrt{2}$ V. Biết từ thông cực đại qua khung dây là $\dfrac{11\sqrt{2}}{6}$ Wb. Suất điện động cảm ứng trong khung có tần số góc là?
A.$50$ rad/s
B.$60$ rad/s
C.$100$ rad/s

D.$120$ rad/s
Câu 31. Điểm giống nhau của máy phát điện một pha, máy phát điện ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha là?
A. Nguyên tắc hoạt động có dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Phần cảm luôn quay.
C. Phần ứng là các cuộn dây bố trí lệch $\dfrac{2 \pi }{3}$ trên vòng tròn.

D. Đều xuất hiện suất điện động xoay chiều hình sin.
Câu 35. Cho mạch điện xoay chiều AB gồm 3 đoạn mạch nối tiếp:đoạn AM chỉ chứa điện trở $R= 80 \Omega $, đoạn MN chỉ chứa tụ C, và đoạn NB chứa cuộn dây không thuần cảm. Điện áp hai đầu mạch $u_{AB}= 240 \sqrt{2} \cos \omega t$(V); cường độ dòng điện hiệu dụng là $I=\sqrt{3}$(A). Biết $u_{MB}$ nhanh pha $30^o$ so với $u_{AB}$ và $u_{AN}$ vuông pha với $u_{AB}$. Cảm kháng của mạch là?
A.$80\sqrt{3} \Omega $
B.$40\sqrt{3} \Omega $
C.$60\sqrt{3} \Omega $

D.$120\sqrt{3} \Omega $
Câu 36. Dòng điện xoay chiều qua một ampe kế nhiệt có biểu thức $i=2\sqrt{2}\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{3} \right)$(A). Số chỉ của ampe kế sau 0,5 s là?
A.$\sqrt{2}$(A)
B.$2$(A)
C.$\sqrt{6}$(A)
D.$-\sqrt{6}$(A)
Câu 37. Khi hàn điện, người ta cần sử dụng máy biến áp có đường kính của dây trong cuộn thứ cấp như thế nào so với đường kính dây trong cuộn sơ cấp?
A. Bằng
B. Lớn hơn
C. Nhỏ hơn
D. Lớn hơn hay nhỏ hơn đều được
Câu 41. Đặt điện áp xoay chiều $u=U_o \cos \omega t$($U_o $ không đổi,$\omega $ thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ từ cảm L và tụ điện có điện dung C, với $CR^2 <2L$. Khi $\omega =\omega _o$ thì hiệu điện thế trên R không phụ thuộc vào R. Khi $\omega =\omega _2$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại. Tìm mối liên hệ giữa R và C?
A.$\omega _o^2=\dfrac{\omega _1^2-RC}{\sqrt{2}}$
B.$RC=\sqrt{2} \dfrac{\omega _o^2-\omega _1^2}{\omega _o^2}$
C.$\sqrt{2} RC=\dfrac{\omega _o^2-\omega _1^2}{\omega _o^2}$

D.$\dfrac{\omega _o}{R} =\sqrt{\dfrac{\omega _1}{C}}$
Câu 45. Trong giờ thực hành, một học sinh dùng vôn kế lí tưởng để đo điện áp hai đầu điện trở R và điện áp hai đầu tụ điện C của một doạn mạch R, C mắc nối tiếp. Kết quả đo :$U_R=14,0 \pm 1,0 $(V); $U_C=48,0 \pm 1,0$(V). Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch RC là?
A.$50 \pm 2,0$ (V)
B.$50 \pm 1,2$(V)
C.$50 \pm 1,0$(V)

D.$50 \pm 1,4$(V)
 

Chuyên mục

Các bạn thảo luận tại topic này nhé:
Câu 2:Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 220 V, tần số f=50 Hz. Đoạn mạch chứa một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở trong r mắc nối tiếp một cụm bóng đèn . Ban đầu mắc vào 2 bóng đèn song song giống nhau ghi 110V/55 W. Khi đó chúng đều sáng bình thường và công suất tiêu thụ trên đoạn mạch là 180 W. Hỏi có thể mắc vào song sóng tối đa bao nhiêu bóng đèn để công suất tiêu thụ trong mạch là lớn nhất(các đèn giống hệt nhau và có điện trở coi như không đổi)?
A.$3$
B.$4$
C.$2$
D.$5$


Bài Làm:
$R_Đ =220$ Nên $R_\left(2Đ\right)=110$
Trong trường hợp mắc hai đèn:
$I_1=I_2=0,5\left(A\right)$ Nên $I=1\left(A\right)$
$ R_m=\dfrac{P}{I^2}=180 $
Suy ra $r=180-110=70$
$Z=220 $$\Rightarrow$ $Z_L=126,5 $

Để công suất mạch đạt max khi và chỉ khi
$R_{nĐ}+r=\dfrac{220}{n}+r=Z_L$
Hay $ \dfrac{220}{n}+70=126,5$ $\Rightarrow$ $n =3,9$
Chọn B.$4$
 
Các bạn thảo luận tại topic này nhé:

Câu 6: Cho mạch R, L, C nối tiếp, cuộn dây có điện trở $R_o$. Điện áp hai đầu mạch không đổi:$ u=U_o \cos \omega t$, bỏ qua điện trở dây nối. Biết $R=40 \Omega; R_o =20 \Omega$. Khi không nối tắt 2 đầu cuộn dây hay nối tắt 2 đầu cuộn dây bằng dây nối thì dòng điện qua R đều lệch pha $\dfrac{\pi}{6}$ so với u. Cảm kháng của cuộn dây là?
A.$100 \sqrt{3} \Omega$
B.$60 \Omega$
C.$60 \sqrt{3} \Omega$
D.$80 \sqrt{3} \Omega$


Câu này mình nghĩ là lệch pha $\dfrac{\pi}{3}$ mới có đáp án chứ nhỉ
 
Câu 7:Cho mạch điện gồm điện trở R, mắc nối tiếp với một cuộn dây có điện trở r, và một tụ điện C.
Gọi điểm giữa điện trở và cuộn dây là N, điểm giữa cuộn dâu và tụ điện là M. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên(AB) một điện áp xoay chiều U(V)/f(Hz). Cho biết $R=r$ và hiệu điện thế giữa hai đầu AM và NB có giá trị hiệu dụng bằng nhau bằng $30 \sqrt{5} (V)$ và vuông pha với nhau. Giá trị của U là?
A.$60 (V)$
B.$60\sqrt{2} (V)$
C.$120 (V)$

Sử dụng giản đồ véc tơ trượt chú ý góc bằng nhau ta sẽ có :
$$\dfrac{Z_L}{2r} = \dfrac{r}{Z_C-Z_L}$$
$$\Rightarrow Z_C-Z_L= \dfrac{2r^2}{Z_L}$$
Do $U_{AM}=U_{NB}$ nên $$(Z_L-Z_C)^2+r^2=4r^2+Z_L^2$$
Đến đây thay từ trên vào sẽ được $Z_L=r \Rightarrow Z_C=3r$
Nên $$U=30\sqrt{5}.\dfrac{\sqrt{2^2+2^2}}{\sqrt{1^2+2^2}} = 60\sqrt{2}$$
Chọn B.
 
Câu 2:Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 220 V, tần số f=50 Hz. Đoạn mạch chứa một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở trong r mắc nối tiếp một cụm bóng đèn . Ban đầu mắc vào 2 bóng đèn song song giống nhau ghi 110V/55 W. Khi đó chúng đều sáng bình thường và công suất tiêu thụ trên đoạn mạch là 180 W. Hỏi có thể mắc vào song sóng tối đa bao nhiêu bóng đèn để công suất tiêu thụ trong mạch là lớn nhất(các đèn giống hệt nhau và có điện trở coi như không đổi)?
A.$3$
B.$4$
C.$2$
D.$5$

$R_{đ} = 220\Omega , I_{đm} = 0,5A$
Lúc đầu mắc 2 đèn song song nên $I_m = 1A, U_{đ} = 110V$
$P = 180W$ nên $\cos \varphi = \dfrac{P}{UI} = \dfrac{9}{11}$

Vẽ giản đồ, dùng hàm số\cos hoặc hàm số sin ta sẽ tính được:
$U_L = 10\sqrt{209} V$
Sau đó sẽ tính được: $r = 70\Omega , Z_L = 40\sqrt{10}$

Để công suất mạch đạt max thì:
$Z_L = r + R'_{đ} \rightarrow R'_{đ} = Z_L - r = 40\sqrt{10} - 70 \approx \dfrac{220}{4}$

Vậy ta cần mắc 4 đèn song song

Chọn B

Câu 6: Cho mạch R, L, C nối tiếp, cuộn dây có điện trở $R_o$. Điện áp hai đầu mạch không đổi:$ u=U_o \cos \omega t$, bỏ qua điện trở dây nối. Biết $R=40 \Omega ; R_o =20 \Omega $. Khi không nối tắt 2 đầu cuộn dây hay nối tắt 2 đầu cuộn dây bằng dây nối thì dòng điện qua R đều lệch pha $\dfrac{\pi }{6}$ so với u. Cảm kháng của cuộn dây là?
A.$100 \sqrt{3} \Omega $
B.$60 \Omega $
C.$60 \sqrt{3} \Omega $
D.$80 \sqrt{3} \Omega $

Nối tắt dây thì: $Z_C = \dfrac{R}{\sqrt{3}} = \dfrac{40}{\sqrt{3}}$
Không nối tắt dây thì: $Z_L - Z_C = \dfrac{R + R_0}{\sqrt{3}} = \dfrac{60}{\sqrt{3}}$

Vậy: $Z_L = \dfrac{40}{\sqrt{3}} + \dfrac{60}{\sqrt{3}} = \dfrac{100}{\sqrt{3}}$

Chọn A

Câu 36. Dòng điện xoay chiều qua một ampe kế nhiệt có biểu thức $i=2\sqrt{2}\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{3} \right)$(A). Số chỉ của ampe kế sau 0,5 s là?
A.$\sqrt{2}$(A)
B.$2$(A)
C.$\sqrt{6}$(A)
D.$-\sqrt{6}$(A)

Am-pe kế nhiệt chỉ đo giá trị hiệu dụng
Nên chọn ngay B

Câu 35. Cho mạch điện xoay chiều AB gồm 3 đoạn mạch nối tiếp:đoạn AM chỉ chứa điện trở $R= 80 \Omega $, đoạn MN chỉ chứa tụ C, và đoạn NB chứa cuộn dây không thuần cảm. Điện áp hai đầu mạch $u_{AB}= 240 \sqrt{2} \cos \omega t$(V); cường độ dòng điện hiệu dụng là $I=\sqrt{3}$(A). Biết $u_{MB}$ nhanh pha $30^o$ so với $u_{AB}$ và $u_{AN}$ vuông pha với $u_{AB}$. Cảm kháng của mạch là?
A.$80\sqrt{3} \Omega $
B.$40\sqrt{3} \Omega $
C.$60\sqrt{3} \Omega $
D.$120\sqrt{3} \Omega $

Dựa vào giả thiết của bài, ta vẽ giản đồ như hình:
Lord.png


Áp dụng định lí\cos với: $U_{AB} = 240, U_{AM} = 80\sqrt{3}$, ta tính được $U_{MB} = 80\sqrt{3}$
$U_{Z_L - Z_C} = U_{MB}\dfrac{\sqrt{3}}{2} = 120$
$U_{Z_C} = U_{AM}.\sqrt{3} = 240$
$\rightarrow U_{Z_L} = 360$
$\rightarrow Z_L = 120\sqrt{3}$

Câu 41.Đặt điện áp xoay chiều $u=U_o \cos \omega t$($U_o $ không đổi, $\omega $ thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ từ cảm L và tụ điện có điện dung C, với $CR^2 <2L$. Khi $\omega =\omega _o$ thì hiệu điện thế trên R không phụ thuộc vào R. Khi $\omega =\omega _2$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại. Tìm mối liên hệ giữa R và C?
A.$\omega _o^2=\dfrac{\omega _1^2-RC}{\sqrt{2}}$
B.$RC=\sqrt{2} \dfrac{\omega _o^2-\omega _1^2}{\omega _o^2}$
C.$\sqrt{2} RC=\dfrac{\omega _o^2-\omega _1^2}{\omega _o^2}$

D.$\dfrac{\omega _o}{R} =\sqrt{\dfrac{\omega _1}{C}}$

Ta có công thức quen thuộc:
$\omega _2 = \dfrac{1}{L}\sqrt{\dfrac{L}{C} - \dfrac{R^2}{2}} $
$\rightarrow \omega _2^2 = \dfrac{1}{LC} - \dfrac{R^2}{2L^2}$
$\rightarrow \omega _0^2 - \omega _2^2 = \dfrac{R^2}{2L^2}$
$\rightarrow 2\dfrac{\omega _0^2 - \omega _2^2}{\omega _0^4} = R^2C^2$

Câu C sao đúng được nhỉ, theo như trong đây: (http://vatliphothong.vn/t/3414/#post-16294) thì 1 thứ nguyên khác của $\omega $ là $\dfrac{1}{F\Omega }$
Vậy đáp án C có VT $RC$ sẽ có thứ nguyên là $\dfrac{1}{ \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)}$ khác với VP là 1 số và không có thứ nguyên
$\Rightarrow$ Vô lí

Chém tí, có sai mn đừng đáp gạch :burn_joss_stick:
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Các bạn thảo luận tại topic này nhé:

Câu 7:Cho mạch điện gồm điện trở R, mắc nối tiếp với một cuộn dây có điện trở r, và một tụ điện C.
Gọi điểm giữa điện trở và cuộn dây là N, điểm giữa cuộn dâu và tụ điện là M. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên(AB) một điện áp xoay chiều U(V)/f(Hz). Cho biết $R=r$ và hiệu điện thế giữa hai đầu AM và NB có giá trị hiệu dụng bằng nhau bằng $30 \sqrt{5} (V)$ và vuông pha với nhau. Giá trị của U là?
A.$60 (V)$
B.$60\sqrt{2} (V)$
C.$120 (V)$

D.$30 \sqrt{2} (V)$

Bài Làm:
Theo giả thiết $R=r$ và hiệu điện thế giữa hai đầu AM và NB có giá trị hiệu dụng bằng nhau bằng $30 \sqrt{5} (V)$ và vuông pha với nhau.
Dựa vào giản đồ Ta thấy:
$U_L=U_R=U_r$
$U_CL=2U_R=2U_r$
Nên $U_C=3U_R $ =>$U=2\sqrt{2}U_R$

Mà$ U_{AM}=\sqrt{4U^2_{R}+U^{2}_{L}}=\sqrt{5}U_R= 30 \sqrt{5}$
Nên $ U_R=30 $
Suy ra $U=60\sqrt{2} V$ Chọn B
 
Nối tắt dây thì: $Z_C = \dfrac{R}{\sqrt{3}} = \dfrac{40}{\sqrt{3}}$
Không nối tắt dây thì: $Z_L - Z_C = \dfrac{R + R_0}{\sqrt{3}} = \dfrac{60}{\sqrt{3}}$

Vậy: $Z_L = \dfrac{40}{\sqrt{3}} + \dfrac{60}{\sqrt{3}} = \dfrac{100}{\sqrt{3}}$

Chọn A


$\dfrac{100}{\sqrt{3}}$ Sao lại chọn A bạn
 
Các bạn thảo luận tại topic này nhé:
Câu 9:Công suất hao phí trên đường dây tải là 500W. Sau đó người ta mắc vào mạch một tụ điện nên công suất hao phí giảm đến cực tiểu là 245W. Hệ số công suất lúc đầu là?
A.0,65 B.0,8 C.0,75 D.0,7

Câu 29. Một khung dây dẫn dẹt, quay đều xung quanh một trục cố đối xứng $\Delta$ nằm trong mặt phẳng khung dây, trong từ trường có vec-tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay $\Delta$. Tại thời điểm t, từ thong gửi qua khung dây và suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn lần lượt bằng $\dfrac{11\sqrt{6}}{12}$ Wb và $110\sqrt{2}$ V. Biết từ thông cực đại qua khung dây là $\dfrac{11\sqrt{2}}{6}$ Wb. Suất điện động cảm ứng trong khung có tần số góc là?
A.$50$ rad/s
B.$60$ rad/s
C.$100$ rad/s
D.$120$ rad/s

Câu 36. Dòng điện xoay chiều qua một ampe kế nhiệt có biểu thức $i=2\sqrt{2}\cos\left(100\pi t-\dfrac{\pi}{3} \right)$(A). Số chỉ của ampe kế sau 0,5 s là?
A.$\sqrt{2}$(A)
B.$2$(A)
C.$\sqrt{6}$(A)
D.$-\sqrt{6}$(A)

Câu 45. Trong giờ thực hành, một học sinh dùng vôn kế lí tưởng để đo điện áp hai đầu điện trở R và điện áp hai đầu tụ điện C của một doạn mạch R, C mắc nối tiếp. Kết quả đo :$U_R=14,0 \pm 1,0 $(V); $U_C=48,0 \pm 1,0$(V). Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch RC là?
A.$50 \pm 2,0$ (V)
B.$50 \pm 1,2$(V)
C.$50 \pm 1,0$(V)
D.$50 \pm 1,4$(V)

Câu 9
Công suất hao phí giảm đến cực tiểu:
$$\cos \alpha =1 \Rightarrow \dfrac{RP^2}{U^2}=245\Rightarrow\cos\varphi =\sqrt{\dfrac{RP^2}{U^2\Delta P}}= 0.7$$
Câu 29
$$(\dfrac{\varnothing }{\varnothing _o})^2+(\dfrac{e}{\omega \varnothing _o})^2=1\Rightarrow \omega =120rad/s$$
Câu 36 $$I_{hd}=2$$
Câu 45 $$U_1=\sqrt{U_{R_1}^2+U_{C_1}^2}=48.8$$
$$U_1=\sqrt{U_{R_2}^2+U_{C_2}^2}=51.2$$
$$\Rightarrow U=50\pm 1,2$$
Giải mấy câu dễ trước nhé :D
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 9:Công suất hao phí trên đường dây tải là 500W. Sau đó người ta mắc vào mạch một tụ điện nên công suất hao phí giảm đến cực tiểu là 245W. Hệ số công suất lúc đầu là?

A.0,65 B.0,8 C.0,75 D.0,7

$ P_{hp}= \dfrac{R.P^{2}}{\cos ^{2}\varphi.U^2}$
Nên $\dfrac{\cos \varphi_{1}}{\cos \varphi_{2}}=\sqrt{245:500}=0,7$

Nện chọn D.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 31. Điểm giống nhau của máy phát điện một pha, máy phát điện ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha là?
A. Nguyên tắc hoạt động có dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Phần cảm luôn quay.
C. Phần ứng là các cuộn dây bố trí lệch $\dfrac{2 \pi }{3}$ trên vòng tròn.

D.Đều xuất hiện suất điện động xoay chiều hình sin.

Câu 37. Khi hàn điện, người ta cần sử dụng máy biến áp có đường kính của dây trong cuộn thứ cấp như thế nào so với đường kính dây trong cuộn sơ cấp?
A.Bằng
B.Lớn hơn
C.Nhỏ hơn
D.Lớn hơn hay nhỏ hơn đều được

Chọn B.Lớn hơn .Để cường độ dòng điện trong cuộn thứ lớn.
 

Quảng cáo

Back
Top