Sau khi ngừng tác dụng lực, vật dao động với biên độ là :

HiGianga1

New Member
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang 1 đầu cố định, đầu kia gắn vật nhỏ. Lò xo có độ cứng 200 N/m, vật có khối lượng 200g. Vật đang đứng yên ở VTCB thì tác dụng vào vật một lực có độ lớn 4N không đổi trong 0,5s. Bỏ qua ma sát. Sau khi ngừng tác dụng lực, vật dao động với biên độ là :
A. 2,5 cm
B. 2 cm
C. 4 cm
D. 3 cm
 
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang 1 đầu cố định, đầu kia gắn vật nhỏ. Lò xo có độ cứng 200 N/m, vật có khối lượng 200g. Vật đang đứng yên ở VTCB thì tác dụng vào vật một lực có độ lớn 4N không đổi trong 0,5s. Bỏ qua ma sát. Sau khi ngừng tác dụng lực, vật dao động với biên độ là :
A. 2,5 cm
B. 2 cm
C. 4 cm
D. 3 cm
Trả lời: Theo định luật thứ hai của Niu-tơn, $F=ma$, nên gia tốc tức thời là $a=\dfrac{F}{m}=20 m/ s^{2}$, vận tốc tại đó là $v=at=20.0,5=10 m/s$, theo bảo toàn năng lượng thì $kA^{2}=mv^{2}$ nên $A=31,6 cm$ , không có đáp án, bạn xem lại thời gian. Theo mình thời gian tác dụng phải là $0,05 s$ thì đáp án là %D$.
 
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang 1 đầu cố định, đầu kia gắn vật nhỏ. Lò xo có độ cứng 200 N/m, vật có khối lượng 200g. Vật đang đứng yên ở VTCB thì tác dụng vào vật một lực có độ lớn 4N không đổi trong 0,5s. Bỏ qua ma sát. Sau khi ngừng tác dụng lực, vật dao động với biên độ là :
A. 2,5 cm
B. 2 cm
C. 4 cm
D. 3 cm
Mình làm thế này: Tác dụng lực lên vật trong $0,5s$ tức truyền cho nó 1 xung lực $P=0,5.4=2(kg.m/s)$, sau đó vật nhận được vận tốc $v_0=P:m=10m/s$
Vật dao động điều hòa với $\omega =\sqrt{\dfrac{k}{m}}=10\sqrt{10}(rad/s)$ -> $A=\dfrac{v_0}{\omega }=\dfrac{1}{\sqrt{10}}m=31,6cm$
Nếu $t=0,05s=>A=3,16cm$ thì trong đề không có đáp án nào chính xác cả bởi đáp án $A$ người ta lấy chính xác tới chữ số thập phân thứ nhất sau dấu phảy,nên nếu đúng đáp án $D.3,2cm$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Mình làm thế này: Tác dụng lực lên vật trong $0,5s$ tức truyền cho nó 1 xung lực $P=0,5.4=2(kg.m/s)$, sau đó vật nhận được vận tốc $v_0=P:m=10m/s$
Vật dao động điều hòa với $\omega =\sqrt{\dfrac{k}{m}}=10\sqrt{10}(rad/s)$ -> $A=\dfrac{v_0}{\omega }=\dfrac{1}{\sqrt{10}}m=31,6cm$
Nếu $t=0,05s=>A=3,16cm$ thì trong đề không có đáp án nào chính xác cả bởi đáp án $A$ người ta lấy chính xác tới chữ số thập phân thứ nhất sau dấu phảy,nên nếu đúng đáp án $D.3,2cm$
Trả lời: ờ, tớ lấy xấp xỉ lúc cuối ra gần $3 cm$, nói chung là đề sai.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
đề đúng ! câu A

đề đúng ! câu A các bạn quên là vẫn có lực đàn hồi , F-Fđh =ma nhé

Bài Làm:
Đáp án là C cậu nhé.
Khi tác dụng lực $F$ thì độ dịch chuyển vị trí cân bằng là:
$OO'=2(cm)$ mà $0,5=0,2+0,2+0,1$ nên vật đang ở vị trí biên trên .
Do đó khi thôi tác dụng lực thì biên độ của vật là $A'=A+2=4(cm)$
 
Bài Làm:
Đáp án là C cậu nhé.
Khi tác dụng lực $F$ thì độ dịch chuyển vị trí cân bằng là:
$OO'=2(cm)$ mà $0,5=0,2+0,2+0,1$ nên vật đang ở vị trí biên trên .
Do đó khi thôi tác dụng lực thì biên độ của vật là $A'=A+2=4(cm)$

Sao lại là ở vị trí biên nhỉ. Lúc đầu nó ở vị trí cân bằng mà. Sau đó $\dfrac{T}{2}$ thì nó ở VTCB mới chứ
 

Quảng cáo

Back
Top