Lệch pha Tính cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch

consong

New Member
Bài toán
Một đoạn mạch xoay chiều có gồm một cuộn dây và một tụ mắc nối tiếp. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức: $\ u=200 \cos 100 \pi t$. Điện áp giữa cuộn dây và điện áp giữa hai bản tụ điện có cùng giá trị hiệu dụng, nhưng lệch pha nhau $\ \dfrac{2\pi}{3}$. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là $100\sqrt{3}$. Cường độ dòng điện trong mạch là:
A. $\ \sqrt{2}$
B. $\ 2\sqrt{2}$
C. $\ \sqrt{3}$
D. $\ 2$
 
consong đã viết:
Bài toán
Một đoạn mạch xoay chiều có gồm một cuộn dây và một tụ mắc nối tiếp. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức: $\ u=200 \cos 100 \pi t$. Điện áp giữa cuộn dây và điện áp giữa hai bản tụ điện có cùng giá trị hiệu dụng, nhưng lệch pha nhau $\ \dfrac{2\pi}{3}$. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là $100\sqrt{3}$. Cường độ dòng điện trong mạch là:
A. $\ \sqrt{2}$
B. $\ 2\sqrt{2}$
C. $\ \sqrt{3}$
D. $\ 2$

Giải:
${U}_{d}={U}_{c};g({U}_{d};{U}_{c})=120.\Rightarrow$ có $r$
Dựa vào giãn độ ta có :
${{U}_{d}}^{2}={{U}_{c}}^{2}={{U}_{L}}^{2}+{{U}_{r}}^{2}={U}^{2}$
${U}^{2}={{U}_{r}}^{2}+{({U}_{L}-{U}_{C})}^{2}$
$\Rightarrow {U}_{L}=\dfrac{{U}_{C}}{2}=50\sqrt{2}V$
$\Rightarrow {U}_{r}=50\sqrt{6}V$$\Rightarrow {U}_{L}=\dfrac{\sqrt{3}}{3}{U}_{r}$

Ta có : ${Z}^{2}= {r}^{2}+{({Z}_{L}-{Z}_{C})}^{2}=\dfrac{4}{3}{r}^{2}$
$P=\dfrac{{U}^{2}r}{{Z}^{2}}=\dfrac{3{U}^{2}}{4r}\Rightarrow r=50\sqrt{3\Omega }$
$\Rightarrow I=\sqrt{\dfrac{P}{r}}=\sqrt{2}A$
Chọn $A$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
consong đã viết:
Bài toán
Một đoạn mạch xoay chiều có gồm một cuộn dây và một tụ mắc nối tiếp. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức: $\ u=200 \cos 100 \pi t$. Điện áp giữa cuộn dây và điện áp giữa hai bản tụ điện có cùng giá trị hiệu dụng, nhưng lệch pha nhau $\ \dfrac{2\pi}{3}$. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là $100\sqrt{3}$. Cường độ dòng điện trong mạch là:
A. $\ \sqrt{2}$
B. $\ 2\sqrt{2}$
C. $\ \sqrt{3}$
D. $\ 2$

Lời giải :
Dựa vào giản đồ ta có tam giác $(UU_{Lr}U_C)$ là tam giác đều $\to \varphi =\dfrac{\pi}{6}$
$\to I=\dfrac{P}{U.\cos \varphi }=\boxed{\sqrt{2} A}$
 

Quảng cáo

Back
Top