Tìm số lần hai chất điểm gặp nhau trong $20s$

hokiuthui200

Active Member
Bài toán: Hai chất điểm dao động điều hòa với cùng chu kì $T=1s$, biên độ lần lượt là $A$ và $2A$, trên hai trục tọa độ song song cùng chiều, cùng gốc tọa độ. Trong khoảng thời gian $20s$ thì số lần chúng gặp nhau là:
A. $20$
B. $40$
C. $10$
D. $41$
 
hokiuthui200 đã viết:
Bài toán: Hai chất điểm dao động điều hòa với cùng chu kì $T=1s$, biên độ lần lượt là $A$ và $2A$, trên hai trục tọa độ song song cùng chiều, cùng gốc tọa độ. Trong khoảng thời gian $20s$ thì số lần chúng gặp nhau là:
A.$20$
B.$40$
C.$10$
D.$41$
Lời giải
  • Hai chất điểm này dao động với cùng chu kì, suy ra tốc độ góc bằng nhau, tức là biểu diễn trên đường tròn thì $\overrightarrow{A}$ và $\overrightarrow{2A}$ quay được những góc bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
  • Hai chất điểm này gặp nhau khi li độ của chúng bằng nhau, tức là \[\begin{align}
    & A\cos\left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)=2A\cos\left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right) \\
    & \Rightarrow\cos\left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)=2\cos\left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right) \\
    & \Rightarrow\cos\left( \omega t \right).\cos\left( {{\varphi }_{1}} \right)-\sin \left( \omega t \right).\sin \left( {{\varphi }_{1}} \right)=2\cos\left( \omega t \right).\cos\left( {{\varphi }_{2}} \right)-2\sin \left( \omega t \right).\sin \left( {{\varphi }_{2}} \right) \\
    & \Rightarrow\cos\left( \omega t \right)\left[\cos\left( {{\varphi }_{1}} \right)-2\cos\left( {{\varphi }_{2}} \right) \right]-\sin \left( \omega t \right)\left[ \sin \left( {{\varphi }_{1}} \right)+2\sin \left( {{\varphi }_{2}} \right) \right]=0 \\
    \end{align}\]
  • Rõ ràng để giải được phương trình này thì phải biết được các pha ban đầu, nên đề bài không chặt.
  • Với những đáp án như trên, mình nghĩ tác giả bài toán này cho các pha ban đầu bằng $0$. Khi đó \[\begin{align}
    &\cos\left( \omega t \right)\left[\cos\left( 0 \right)-2\cos\left( 0 \right) \right]-\sin \left( \omega t \right)\left[ \sin \left( 0 \right)+2\sin \left( 0 \right) \right]=0 \\
    & \Rightarrow\cos\left( \omega t \right)=0 \\
    & \Rightarrow \dfrac{2\pi }{T}t=\dfrac{\pi }{2}+k\pi \\
    & \Rightarrow 0<\dfrac{1}{4}+\dfrac{k}{2}\le 20 \\
    & \Rightarrow -\dfrac{1}{2}<k\le 39.5 \\
    \end{align}\]
  • Suy ra $k=0;1;....;39$ tức là chúng sẽ gặp nhau $40$ lần.
  • Chọn B.
  • Ngoài ra, với điều kiện pha ban đầu bằng 0, chúng ta còn có thể lí luận như sau:
  • Pha ban đầu trùng nhau, nên $\overrightarrow{A}$ và $\overrightarrow{2A}$ nằm đè lên nhau và cùng quay. Khi chúng quay đến các góc $\dfrac{\pi}{2}$ và $\dfrac{3 \pi}{2}$ thì hình chiếu của chúng trùng nhau (tại vị trí $x=0$), tức là chất điểm sẽ gặp nhau. Tức là trong một chu kì, hai chất điểm đó sẽ gặp nhau 2 lần. Suy ra trong $20s=20T$ thì chúng gặp nhau $20.2=40$ lần. $\blacksquare$
 
Last edited:
Lil.Tee đã viết:
hokiuthui200 đã viết:
Bài toán: Hai chất điểm dao động điều hòa với cùng chu kì $T=1s$, biên độ lần lượt là $A$ và $2A$, trên hai trục tọa độ song song cùng chiều, cùng gốc tọa độ. Trong khoảng thời gian $20s$ thì số lần chúng gặp nhau là:
A.$20$
B.$40$
C.$10$
D.$41$
Lời giải
  • Hai chất điểm này dao động với cùng chu kì, suy ra tốc độ góc bằng nhau, tức là biểu diễn trên đường tròn thì $\overrightarrow{A}$ và $\overrightarrow{2A}$ quay được những góc bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
  • Hai chất điểm này gặp nhau khi li độ của chúng bằng nhau, tức là \[\begin{align}
    & A\cos\left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)=2A\cos\left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right) \\
    & \Rightarrow\cos\left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)=2\cos\left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right) \\
    & \Rightarrow\cos\left( \omega t \right).\cos\left( {{\varphi }_{1}} \right)-\sin \left( \omega t \right).\sin \left( {{\varphi }_{1}} \right)=2\cos\left( \omega t \right).\cos\left( {{\varphi }_{2}} \right)-2\sin \left( \omega t \right).\sin \left( {{\varphi }_{2}} \right) \\
    & \Rightarrow\cos\left( \omega t \right)\left[\cos\left( {{\varphi }_{1}} \right)-2\cos\left( {{\varphi }_{2}} \right) \right]-\sin \left( \omega t \right)\left[ \sin \left( {{\varphi }_{1}} \right)+2\sin \left( {{\varphi }_{2}} \right) \right]=0 \\
    \end{align}\]
  • Rõ ràng để giải được phương trình này thì phải biết được các pha ban đầu, nên đề bài không chặt.
  • Với những đáp án như trên, mình nghĩ tác giả bài toán này cho các pha ban đầu bằng $0$. Khi đó \[\begin{align}
    &\cos\left( \omega t \right)\left[\cos\left( 0 \right)-2\cos\left( 0 \right) \right]-\sin \left( \omega t \right)\left[ \sin \left( 0 \right)+2\sin \left( 0 \right) \right]=0 \\
    & \Rightarrow\cos\left( \omega t \right)=0 \\
    & \Rightarrow \dfrac{2\pi }{T}t=\dfrac{\pi }{2}+k\pi \\
    & \Rightarrow 0<\dfrac{1}{4}+\dfrac{k}{2}\le 20 \\
    & \Rightarrow -\dfrac{1}{2}<k\le 39.5 \\
    \end{align}\]
  • Suy ra $k=0;1;....;39$ tức là chúng sẽ gặp nhau $40$ lần.
  • Chọn B.
  • Ngoài ra, với điều kiện pha ban đầu bằng 0, chúng ta còn có thể lí luận như sau:
  • Pha ban đầu trùng nhau, nên $\overrightarrow{A}$ và $\overrightarrow{2A}$ nằm đè lên nhau và cùng quay. Khi chúng quay đến các góc $\dfrac{\pi}{2}$ và $\dfrac{3 \pi}{2}$ thì hình chiếu của chúng trùng nhau (tại vị trí $x=0$), tức là chất điểm sẽ gặp nhau. Tức là trong một chu kì, hai chất điểm đó sẽ gặp nhau 2 lần. Suy ra trong $20s=20T$ thì chúng gặp nhau $20.2=40$ lần. $\blacksquare$

Bài này thầy em giải theo cách sau:
Thời gian mà $n$ lần liên tiếp $2$ vật gặp nhau:
$$\Delta {t}^{'}=(n-1).\dfrac{T}{2}$$$$\Leftrightarrow 20=\dfrac{n-1}{2}$$$$\Leftrightarrow 40=n-1$$
$\Rightarrow n=41$
Đáp án là D.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
hokiuthui200 đã viết:
Bài này thầy em giải theo cách sau:
Thời gian mà $n$ lần liên tiếp $2$ vật gặp nhau:
$$\Delta {t}^{'}=(n-1).\dfrac{T}{2}$$$$\Leftrightarrow 20=\dfrac{n-1}{2}$$$$\Leftrightarrow 40=n-1$$
$\Rightarrow n=41$
Đáp án là D.

Thầy em sai :D. Ví dụ cho $n=3$ nhé, thì theo Thầy em là thời gian mà $3$ lần liên tiếp $2$ vật gặp nhau là $T$.
Mà đề bài không đụng chạm gì đến pha ban đầu, nên anh hoàn toàn có thể giả sử pha ban đầu của 2 vật lần lượt là $\dfrac{\pi}{2}$ và $0$. $\dfrac{T}{4}$ đầu tiên hai vật không gặp nhau, $\dfrac{T}{4}$ tiếp theo hai vật sẽ gặp nhau, $\dfrac{T}{4}$ tiếp theo hai vật không gặp nhau, và $\dfrac{T}{4}$ tiếp theo, hai vật gặp nhau. Vậy có nghĩa thời gian 1 chu kì, hai vật gặp nhau $2$ lần chứ không phải $3$ lần :D. Điều này em có thể kiểm chứng bằng đường tròn :).
 
Xét $ \vec{OA}$, $\vec{OB}$ biểu diễn cho 2 chất điểm.
Ta có: $OA=2OB$
Khi chúng gặp nhau thì hình chiếu của chúng lên trục Ox trùng lên nhau.
Tức là OA trùng với Oy
Cứ một chu kì thì có 2 lần gặp nhau
$\Rightarrow $$20T$ thì có $40$ lần gặp nhau.
P/s: Bài này chỉ cần 2 chất điểm cùng pha là được.
 

Quảng cáo

Back
Top