Độ lớn điện tích của vật nặng bằng bao nhiêu để khi tắt điện trường thì năng lượng dao động của vật

dako29

New Member
Bài toán
Một con lắc đơn gồm vật nặng có m = 300g, dây treo dài l = 1m. Ban đầu, con lắc dao động với năng lượng là 1,5J. Tích diện cho vật nặng của con lắc rồi đặt nó vào trong điện trường đều nằm ngang, có cường độ E = 50000 V/m. Lấy g = 10m/$s^{2}$. Độ lớn điện tích của vật nặng bằng bao nhiêu để khi tắt điện trường thì năng lượng dao động của vật bằng năng lượng ban đầu?
A. 1,04.${10}^{-4}$C
B. 1,04.${10}^{-3}$C
C. 4,9.${10}^{-4}$C
D. 2,3.${10}^{-6}$C
 
Bài toán
Một con lắc đơn gồm vật nặng có m = 300g, dây treo dài l = 1m. Ban đầu, con lắc dao động với năng lượng là 1,5J. Tích diện cho vật nặng của con lắc rồi đặt nó vào trong điện trường đều nằm ngang, có cường độ E = 50000 V/m. Lấy g = 10m/$s^{2}$. Độ lớn điện tích của vật nặng bằng bao nhiêu để khi tắt điện trường thì năng lượng dao động của vật bằng năng lượng ban đầu?
A. 1,04.${10}^{-4}$C
B. 1,04.${10}^{-3}$C
C. 4,9.${10}^{-4}$C
D. 2,3.${10}^{-6}$C
Ta có:
$$W=mgl(1-\cos \alpha_{0})$$
$$\alpha_{0}=60^{o}$$
Khi ngắt điện trường $W=W_{0}$, con lắc dao động với biên độ góc $\alpha_{0}$
$$\tan \alpha_{0}=\dfrac{qE}{mg}$$
$$q=1,04.10^{-4}$$
Đáp án A.
 
Last edited:
Ta có:
$$W=mgl(1-\cos \alpha_{0})$$
$$\alpha_{0}=60^{o}$$
Khi ngắt điện trường $W=W_{0}$, con lắc dao động với biên độ góc $\alpha_{0}$
$$\tan \alpha_{0}=\dfrac{qE}{mg}$$
$$q=1,04.10^{-4}$$
Đáp án A.
Hay quá! Mình ko đọc kĩ đề, nên cứ nghĩ là tích điện cho nó, rồi cho nó dao động :D
Bài toán
Một con lắc đơn gồm vật nặng có m = 300g, dây treo dài l = 1m. Ban đầu, con lắc dao động với năng lượng là 1,5J. Tích diện cho vật nặng của con lắc rồi đặt nó vào trong điện trường đều nằm ngang, có cường độ E = 50000 V/m. Lấy g = 10m/$s^{2}$. Độ lớn điện tích của vật nặng bằng bao nhiêu để khi tắt điện trường thì năng lượng dao động của vật bằng năng lượng ban đầu?
A. 1,04.${10}^{-4}$C
B. 1,04.${10}^{-3}$C
C. 4,9.${10}^{-4}$C
D. 2,3.${10}^{-6}$C
Khi tích điện cho con lắc, ở trạng thái cân bằng, dây treo của con lắc hợp với phương thẳng đứng 1 góc $\alpha$; $tan\alpha=\dfrac{F_{d}}{P};F_{d}=\left |q \right |.E$, tại đó vận tốc của vật bằng 0. Khi ngắt điện trường, vị trí cân bằng của con lắc trở về vị trí ban đầu.
Ta có: $$v=\sqrt{2gl(\cos_{\alpha }-\cos_{\alpha _{0}})}$$
Do V=0 $\Leftrightarrow\cos\alpha =\cos\alpha _{0}$
Nên khi ngắt điện trường vật dao động với biên độ góc $\alpha_{0} =\alpha $
Lời giải của hoangmac là chính xác rồi, mình bổ sung 1 chút để bạn dễ hiểu hơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top