Tính số lần vật đi qua vị trí cân bằng của con lắc đơn

hohoangviet

Super Moderator
Super Moderator
Bài toán
1 con lắc đơn có chiều dài dây treo 40 cm, dao động bé tại nơi có $g=10 \ \text{m}/\text{s}^2 $, vật nặng của con lắc đơn là 1 quả cầu nhẵn bóng, kích thích cho con lắc dao động bé tự do trong buồng tối. 1 đèn chớp sáng với chu kỳ $\dfrac{8}{\pi }s$ tạo ra ánh sáng để quan sát quả cầu. Trong thời gian quan sát từ $ t_0=0 $ đến $t =\dfrac{64}{\pi }s $, ngta qsát thấy quả cầu qua VTCB bao nhiêu lần. Biết tại thời điểm $t_0 $ quả cầu qua VTCB và được tính là lần qua VTCB thứ nhất.
A. 18
B. 8
C. 16
D. 9
 
hohoangviet đã viết:
1 con lắc đơn có chiều dài dây treo 40 cm, dao động bé tại nơi có $g=10 \ \text{m}/\text{s}^2 $, vật nặng của con lắc đơn là 1 quả cầu nhẵn bóng, kích thích cho con lắc dao động bé tự do trong buồng tối. 1 đèn chớp sáng với chu kỳ $\dfrac{8}{\pi }s$ tạo ra ánh sáng để quan sát quả cầu. Trong thời gian quan sát từ $ t_0=0 $ đến $t =\dfrac{64}{\pi }s $, ngta qsát thấy quả cầu qua VTCB bao nhiêu lần. Biết tại thời điểm $t_0 $ quả cầu qua VTCB và được tính là lần qua VTCB thứ nhất.
$A .\ 18 \qquad \qquad B.\ 8 \qquad \qquad C.\ 16 \qquad \qquad D.\ 9 $

$T_1 = \dfrac{8}{\pi }$
$T_2 = 2\pi \sqrt{\dfrac{l}{g}} = 0,4\pi = \dfrac{4}{\pi }$
Gọi t thời gian ngắn người quan sát thấy con lắc qua VTCB
$N_1$ số chớp sáng trong thời gian t, $N_2$ số dao động trong thời gian t
$t = N_1T_1 = N_2T_2$
$\Rightarrow$ $\dfrac{N_1}{N_2} = \dfrac{T_2}{T_1} = \dfrac{1}{2}$
$ \Rightarrow t = \dfrac{8}{\pi }$
Số lần mà người này quan sát được $N = \dfrac{64}{\pi }\dfrac{\pi }{8} = 8$
Kể cả lần đầu $\Rightarrow$ 9 lần.
 

Quảng cáo

Back
Top