Phương trình dao động của hai vật gắn vào nhau.

Tàn

Super Moderator
Super Moderator
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng $k$. Một đầu của lò xo gắn với vật nặng $M$ trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang và có khối lượng $M = 400g$ đầu còn lại gắn với một điểm cố định. Khi hệ đang ở trạng thái cân bằng thì dùng một vật m nhỏ khác có khối lượng $m = 100g$ bắn vào $M$ theo phương nằm ngang với vận tốc $v_0 = 3,625m/s$ theo chiều dương quy ước thì sau khi va chạm vật M dao động điều hòa với chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo lần lượt là $69cm$ và $40cm$. Mặt khác, nếu đặt một vật $m_0$ có khối lượng $m_0 = 225g$ lên trên vật $M$, hệ gồm $(m_0 + M)$ đang đứng yên thì vẫn dùng một vật nặng $m = 100g$ bắn vào $M$ theo phương nằm ngang với cùng vận tốc $v_0 = 3,625m/s$ trên nhưng ngược với chiều dương quy ước thì sau khi va chạm ta thấy hệ cả hai vật cùng dao động điều hòa. Nếu chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc bắt đầu va chạm thì phương trình dao động của hệ vật $(m_0 + M)$ là: (Biết các va chạm là hoàn toàn đàn hồi)
A. $x=14,5\cos \begin{pmatrix}8t+\dfrac{\pi}{2}\end{pmatrix}(cm).$
B. $x=14,5\cos \begin{pmatrix}10t+\dfrac{\pi}{2}\end{pmatrix}(cm).$
C. $x=12,5\cos \begin{pmatrix}8t+\dfrac{\pi}{2}\end{pmatrix}(cm).$
D. $x=12,5\cos \begin{pmatrix}10t+\dfrac{\pi}{2}\end{pmatrix}(cm).$
 

Quảng cáo

Back
Top