Tức thời Mạch $C-R-L, r$. Viết biểu thức $u_{AM}$ với $AM$ gồm $C, \ R$

T_K

New Member
Bài toán
Cho mạch điện AB gồm một tụ điện có điện dung C; một điện trở hoạt động R và một cuộn cảm có điện trở thuần r và có độ tự cảm L (theo thứ tự đó) mắc nối tiếp với $L = rRC$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều thì điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có biểu thức $u_{AM}=100\cos \left(\omega t+\dfrac{ \pi}{12}\right)$ (V). Vào thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm bằng 69,28V thì điện áp giữa hai đầu mạch AM (AM gồm C và R) là 30V. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM là
A. $u_{AM}=50\cos \left(\omega t-\dfrac{5 \pi}{12}\right)$ (V).
B. $u_{AM}=50\cos \left(\omega t-\dfrac{ \pi}{4}\right)$ (V).
C. $u_{AM}=200\cos \left(\omega t-\dfrac{ \pi}{4}\right)$ (V).
D. $u_{AM}=200\cos \left(\omega t-\dfrac{5 \pi}{12}\right)$ (V).
 
$L=rRC \implies U_{Lr} \perp U_{RC} \implies \left(\dfrac{u_{Lr}}{U_ {OLr} }\right)^2+ \left(\dfrac{u_{RC}}{U_{0RC}} \right)^2=1\implies U_{0RC}=50$
$\implies \boxed{u_{AM}=50\cos \left(\omega t-\dfrac{ \pi}{4}\right) \left(V\right)}$
 
hohoangviet đã viết:
$L=rRC \implies U_{Lr} \perp U_{RC} \implies \left(\dfrac{u_{Lr}}{U_ {OLr} }\right)^2+ \left(\dfrac{u_{RC}}{U_{0RC}} \right)^2=1\implies U_{0RC}=50\implies \boxed{u_{AM}=50\cos\left( \omega t-\dfrac{ \pi}{4}\right) \left(V\right)}$

Anh giải thích em chỗ này được không ạ?
Tại sao: $L=rRC \implies U_{Lr} \perp U_{RC}$
 
kiemro721119 đã viết:
Anh giải thích em chỗ này được không ạ?
Tại sao: $L=rRC \implies U_{Lr} \perp U_{RC}$
Ta có $L=rRC \Rightarrow \dfrac{L}{C}=rR$
$\Leftrightarrow Z_L. Z_C=rR$
$\Leftrightarrow \dfrac{Z_L}{r}.\dfrac{Z_C}{r}=1$
Và ta lại có
nếu $\tan \varphi_1.\tan \varphi_2=1$ thì $\varphi_1+\varphi_2 = 90^0$
$\Rightarrow U_{Lr} \perp U_{RC}$
 

Quảng cáo

Back
Top