Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt cực dương có các electron đập vào

minhdoan

New Member
Bài toán
Cho một tụ điện phẳng , khoảng cách giữa hai bản tụ là d=5cm và hiệu điện thế tụ U=8V. Chiếu một tia sáng đơn sắc hẹp vào tâm của bản kim loại làm cực âm của tụ thì có electron bứt ra. Công thoát của kim loại A=3,975 eV và bước sóng của ánh sáng chiếu tới $\lambda =0,8\lambda_{0}$ . Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt cực dương có các electron đập vào:
A. 6,25 cm
B. 2,18 cm
C. 4,52 cm
D. 3,52 cm
 
Bài toán
Cho một tụ điện phẳng , khoảng cách giữa hai bản tụ là d=5cm và hiệu điện thế tụ U=8V. Chiếu một tia sáng đơn sắc hẹp vào tâm của bản kim loại làm cực âm của tụ thì có electron bứt ra. Công thoát của kim loại A=3,975 eV và bước sóng của ánh sáng chiếu tới $\lambda =0,8\lambda_{0}$ . Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt cực dương có các electron đập vào:
A. 6,25 cm
B. 2,18 cm
C. 4,52 cm
D. 3,52 cm
Lời giải

Để có bán kính lớn nhất thì electron (e) bay ra theo phương song song với bản tụ.

Theo phương ngang, nó chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a dưới tác dụng của lực điện trường.

$$\rightarrow a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{\left|e \right|U}{dm}$$

Khi đến bản cực dương, quãng đường nó đã đi được là S=d.

$$\rightarrow t=\sqrt{\dfrac{2d}{a}}=d\sqrt{\dfrac{2m}{\left|e \right|U}}$$

Theo phương thẳng đứng nó chuyển động đều với vận tốc v.

Lại có:

$$\left|e \right|U_{h}=\dfrac{mv^{2}}{2}\Rightarrow v=\sqrt{\dfrac{2.\left|e \right|U_{h}}{m}}$$

$$\Rightarrow R=v.t=2d\sqrt{\dfrac{U_{h}}{U}}=3,52\left(cm\right)$$
Đáp án D. :)
 

Quảng cáo

Back
Top