Nếu mắc nối tiếp 2 đoạn mạch này với nhau rồi vào điện áp xoay chiều trên thì trên đoạn mạch mới?

daihaclam

Member
Bài toán
Hai đoạn mạch có $R,L,C$ mắc nối tiếp và $R',L',C'$ nối tiếp. Nếu lần lượt mắc chúng vào điện áp xoay chiều $u=U_{o}\cos \omega t$ thì đều xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện và các dòng điện có cường độ hiệu dụng tương ứng là $1A$ và $1,5A$. Nếu mắc nối tiếp 2 đoạn mạch này với nhau rồi vào điện áp xoay chiều trên thì trên đoạn mạch mới tạo thành:
A. không xảy ra cộng hưởng
B. vẫn xảy ra cộng hưởng, CĐDĐ hiệu dụng qua đoạn mạch là $1,25A$
C. vẫn xảy ra cộng hưởng, CĐDĐ hiệu dụng qua đoạn mạch là $0,6A$
D. vẫn xảy ra cộng hưởng, CĐDĐ hiệu dụng qua đoạn mạch là $1,2A$
 
Bài toán
Hai đoạn mạch có $R,L,C$ mắc nối tiếp và $R',L',C'$ nối tiếp. Nếu lần lượt mắc chúng vào điện áp xoay chiều $u=U_{o}\cos \omega t$ thì đều xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện và các dòng điện có cường độ hiệu dụng tương ứng là $1A$ và $1,5A$. Nếu mắc nối tiếp 2 đoạn mạch này với nhau rồi vào điện áp xoay chiều trên thì trên đoạn mạch mới tạo thành:
A. không xảy ra cộng hưởng
B. vẫn xảy ra cộng hưởng, CĐDĐ hiệu dụng qua đoạn mạch là $1,25A$
C. vẫn xảy ra cộng hưởng, CĐDĐ hiệu dụng qua đoạn mạch là $0,6A$
D. vẫn xảy ra cộng hưởng, CĐDĐ hiệu dụng qua đoạn mạch là $1,2A$
Lời giải

Theo đề $\begin{cases} I_{1}=\dfrac{U}{R}=1\Rightarrow R=U \\ I_{2}=\dfrac{U}{R'}=1,5\Rightarrow R'=\dfrac{U}{1,5} \end{cases} $
Các giá trị cảm kháng, dung kháng ở từng mạch tương ứng là bằng nhau $\left(Z_{L_{1}}=Z_{C_{1}};Z_{L_{2}}=Z_{C_{2}} \right)$ nên khi mắc nối tiếp $RLC$ với $R'L'C'$ thì mạch cũng xảy ra cộng hưởng và cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là $I=\dfrac{U}{R+R'}=0,6A$.
Chọn C.
 

Quảng cáo

Back
Top