Tìm góc ACB gần với giá trị nào sau đây nhất (tính theo độ)

Jeremy Nguyễn

New Member
Bài toán
Cho 3 chất điểm X, Y, Z dao động điều hòa có vị trí cân bằng lần lượt là 3 điểm A, B, C với tam giác ABC vuông tại A. Y, Z dao động theo đường thẳng chứa BC, X dao động theo phương vuông góc với BC. Biết 3 chất điểm không bao giờ va chạm nhau. Tại thời điểm t,3 chất điểm X, Y, Z gặp nhau, người ta đo được vận tốc tức thời của chúng lần lượt là 1,5 m/s; 1 m/s; và 2 m/s. Tìm góc ACB gần với giá trị nào nhất sau đây (tính theo độ):
A. 54,2
B. 61,8
C. 65,4
D. 73,5
 
Bài toán
Cho 3 chất điểm X, Y, Z dao động điều hòa có vị trí cân bằng lần lượt là 3 điểm A, B, C với tam giác ABC vuông tại A. Y, Z dao động theo đường thẳng chứa BC, X dao động theo phương vuông góc với BC. Biết 3 chất điểm không bao giờ va chạm nhau. Tại thời điểm t,3 chất điểm X, Y, Z gặp nhau, người ta đo được vận tốc tức thời của chúng lần lượt là 1,5 m/s; 1 m/s; và 2 m/s. Tìm góc ACB gần với giá trị nào nhất sau đây (tính theo độ):
A. 54,2
B. 61,8
C. 65,4
D. 73,5
Lời giải
Gọi $H$ là điểm gặp nhau của 3 chất điểm, $H$ thuộc $BC$.
Lúc này li độ của $X$ là $x_1=AH$, li độ của $Y$ là $x_2=BH$, li độ của $Z$ là $x_3=CH$.
Do tam giác $ABC$ vuông nên $BH.CH=A{{H}^{2}}$, tức là ${{x}_{2}}.{{x}_{3}}=x_{1}^{2}$ (1)
Đạo hàm hai vế (1) theo thời gian được ${{x}_{2}}.{{v}_{3}}+{{x}_{3}}.{{v}_{2}}=2{{x}_{1}}.{{v}_{1}}$ hay $2{{x}_{3}}+{{x}_{2}}=3{{x}_{1}}$ (2)
Giải hệ (1) và (2) xác định được tỉ lệ $\dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=2$. Suy ra$AH=2BH$. Góc $\widehat{ACB} \approx. {{65,4}^{0}}$.​
C.
 
Em cảm ơn a nhiều! Em đang làm 1 số bài dao động cơ nâng cao nhưng không ra, muốn hỏi diễn đàn nhưng mà em không biết gõ 1 số thuật toán như thế nào :(
 
Em cảm ơn a nhiều! Em đang làm 1 số bài dao động cơ nâng cao nhưng không ra, muốn hỏi diễn đàn nhưng mà em không biết gõ 1 số thuật toán như thế nào :(
Rất khuyến khích tinh thần của em.
Thứ nhất nếu không biết thuật toán gõ, em có thể xem hướng dẫn trên diễn đàn.
Thứ hai em có thể đăng lên đây, em nhớ gõ đúng chính tả nhé, còn phần công thức bọn anh sẽ chỉ cho em, sửa lại.
Thứ ba, em có thể gửi bài vào tin nhắn riêng cho anh.
Em tùy chọn nhé.
 
Lời giải
Gọi $H$ là điểm gặp nhau của 3 chất điểm, $H$ thuộc $BC$.
Lúc này li độ của $X$ là $x_1=AH$, li độ của $Y$ là $x_2=BH$, li độ của $Z$ là $x_3=CH$.
Do tam giác $ABC$ vuông nên $BH.CH=A{{H}^{2}}$, tức là ${{x}_{2}}.{{x}_{3}}=x_{1}^{2}$ (1)
Đạo hàm hai vế (1) theo thời gian được ${{x}_{2}}.{{v}_{3}}+{{x}_{3}}.{{v}_{2}}=2{{x}_{1}}.{{v}_{1}}$ hay $2{{x}_{3}}+{{x}_{2}}=3{{x}_{1}}$ (2)
Giải hệ (1) và (2) xác định được tỉ lệ $\dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=2$. Suy ra$AH=2BH$. Góc $\widehat{ABC}={{60}^{0}}$.​
B.
Cách làm của anh đúng nhưng hình như bị nhầm hay sao ấy anh ạ. Anh kiểm tra lại giúp em với ! Em cảm ơn!
 
Lời giải
Gọi $H$ là điểm gặp nhau của 3 chất điểm, $H$ thuộc $BC$.
Lúc này li độ của $X$ là $x_1=AH$, li độ của $Y$ là $x_2=BH$, li độ của $Z$ là $x_3=CH$.
Do tam giác $ABC$ vuông nên $BH.CH=A{{H}^{2}}$, tức là ${{x}_{2}}.{{x}_{3}}=x_{1}^{2}$ (1)
Đạo hàm hai vế (1) theo thời gian được ${{x}_{2}}.{{v}_{3}}+{{x}_{3}}.{{v}_{2}}=2{{x}_{1}}.{{v}_{1}}$ hay $2{{x}_{3}}+{{x}_{2}}=3{{x}_{1}}$ (2)
Giải hệ (1) và (2) xác định được tỉ lệ $\dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=2$. Suy ra$AH=2BH$. Góc $\widehat{ABC}={{60}^{0}}$.​
B.

Anh ơi bài này H là chân đường cao kẻ từ A xuống BC hả a? Nếu vậy bài này em ra tỉ số tan ACB= $\dfrac{x_1{}}{x_3{}}$ =0,5. Mà bài này là tính góc ACB chứ không phải ABC anh ạ?
 
Mà chỉ tại thời điểm t mới có $x_2$.$x_3$=${$x_1$}^2$ thôi chứ, $\Rightarrow$ 2 vế là 2 đại lượng không đổi $\Rightarrow$ đạo hàm 2 vế thì ra 0=0 ? ?
 
Lời giải
Gọi $H$ là điểm gặp nhau của 3 chất điểm, $H$ thuộc $BC$.
Lúc này li độ của $X$ là $x_1=AH$, li độ của $Y$ là $x_2=BH$, li độ của $Z$ là $x_3=CH$.
Do tam giác $ABC$ vuông nên $BH.CH=A{{H}^{2}}$, tức là ${{x}_{2}}.{{x}_{3}}=x_{1}^{2}$ (1)
Đạo hàm hai vế (1) theo thời gian được ${{x}_{2}}.{{v}_{3}}+{{x}_{3}}.{{v}_{2}}=2{{x}_{1}}.{{v}_{1}}$ hay $2{{x}_{3}}+{{x}_{2}}=3{{x}_{1}}$ (2)
Giải hệ (1) và (2) xác định được tỉ lệ $\dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=2$. Suy ra$AH=2BH$. Góc $\widehat{ACB} \approx. {{65,4}^{0}}$.​
C.

Nhưng chỉ tại thời điểm ba vật gặp nhau ta mới có ${{x}_{2}}.{{x}_{3}}=x_{1}^{2}$ $\Rightarrow$ hai vế là hai đại lượng không đổi $\Rightarrow$ đạo hàm ra được 0=0 ?
 

Quảng cáo

Back
Top