Thời gian ngắn nhất để sóng điện từ truyền từ vệ tinh đến Trái Đất là:

proboyhinhvip

Well-Known Member
Bài toán
Vệ tinh địa tĩnh Vinasat-I được đưa vào sử dụng từ tháng 4/2008 đặt tại vị trí $132^o$ Đông trên đường xích đạo có độ cao h so với mực nước biển. Coi Trái Đất như một quả cầu, bán kính $R=6370 km$, khối lượng là $6.10^{24} kg$ và chu kì quay quanh trục của nó là $24h$, hằng số hấp dẫn $G=6,67.10^{-11} N.\dfrac{m^2}{kg^2}$. Thời gian ngắn nhất để sóng điện từ truyền từ vệ tinh đến Trái Đất là:
A. 8,35s
B. 9,74s
C. 12,6s
D. 6,28s
 
Bài toán
Vệ tinh địa tĩnh Vinasat-I được đưa vào sử dụng từ tháng 4/2008 đặt tại vị trí $132^o$ Đông trên đường xích đạo có độ cao h so với mực nước biển. Coi Trái Đất như một quả cầu, bán kính $R=6370 km$, khối lượng là $6.10^{24} kg$ và chu kì quay quanh trục của nó là $24h$, hằng số hấp dẫn $G=6,67.10^{-11} N.\dfrac{m^2}{kg^2}$. Thời gian ngắn nhất để sóng điện từ truyền từ vệ tinh đến Trái Đất là:
A. 8,35s
B. 9,74s
C. 12,6s
D. 6,28s
Câu này nhìn qua thì thấy khoai, làm thì đơn giản mà đáp án thì không đúng mới ác chứ. :)) Nó giống với câu vệ tinh đề đại học 2013 ấy, mình tính ra độ cao là gần bằng 35 927 523 mét, ( mấy chú ở đài truyền hình hay làm tròn 35768 km hơn) và sóng điện từ truyền trong chân không là $3.10^8$ (m/s), vậy phải là 0,119 giây mà đáp án không có :( còn đề cho 132 độ là thông tin thêm thôi chứ không có dùng trong bài này thì phải, vì tầm phủ sóng là 81 độ nên dựa theo vị trí địa lý việt nam thì phóng lên ở vị trí 132 độ đông trong mặt phẳng xích đạo.
Hay là đáp án C nhỉ, có thể do tác giả tính toán nhầm chăng . . . ?
Đấy là lời giải của mình :((
 
Câu này nhìn qua thì thấy khoai, làm thì đơn giản mà đáp án thì không đúng mới ác chứ. :)) Nó giống với câu vệ tinh đề đại học 2013 ấy, mình tính ra độ cao là gần bằng 35 927 523 mét, ( mấy chú ở đài truyền hình hay làm tròn 35768 km hơn) và sóng điện từ truyền trong chân không là $3.10^8$ (m/s), vậy phải là 0,119 giây mà đáp án không có :( còn đề cho 132 độ là thông tin thêm thôi chứ không có dùng trong bài này thì phải, vì tầm phủ sóng là 81 độ nên dựa theo vị trí địa lý việt nam thì phóng lên ở vị trí 132 độ đông trong mặt phẳng xích đạo.
Hay là đáp án C nhỉ, có thể do tác giả tính toán nhầm chăng . . . ?
Đấy là lời giải của mình :((
Mình cũng tính giống bạn nhưng mà chả có đáp án. .. :(
 
Bài toán
Vệ tinh địa tĩnh Vinasat-I được đưa vào sử dụng từ tháng 4/2008 đặt tại vị trí $132^o$ Đông trên đường xích đạo có độ cao h so với mực nước biển. Coi Trái Đất như một quả cầu, bán kính $R=6370 km$, khối lượng là $6.10^{24} kg$ và chu kì quay quanh trục của nó là $24h$, hằng số hấp dẫn $G=6,67.10^{-11} N.\dfrac{m^2}{kg^2}$. Thời gian ngắn nhất để sóng điện từ truyền từ vệ tinh đến Trái Đất là:
A. 8,35s
B. 9,74s
C. 12,6s
D. 6,28s
Mình tính ra 6,2s gần giống đáp án D không biết đúng không, nếu sai ở đâu chỉ ra giùm mình với
Cách tìm h thì cũng tương tự đáp án đề đại học 2013
Ta có $F_{hd}$ = $F_{ht}$
hay G.$\dfrac{M^{2}}{R^{2}}$ = m. (R+h).$\omega ^{2}$
Tính được h gần bằng 1859771436m rồi chia cho v truyền sóng là 3.$10^{8}$ m/s thì ra t bằng 6,199s
 
Mình tính ra 6,2s gần giống đáp án D không biết đúng không, nếu sai ở đâu chỉ ra giùm mình với
Cách tìm h thì cũng tương tự đáp án đề đại học 2013
Ta có $F_{hd}$ = $F_{ht}$
hay G.$\dfrac{M^{2}}{R^{2}}$ = m. (R+h).$\omega ^{2}$
Tính được h gần bằng 1859771436m rồi chia cho v truyền sóng là 3.$10^{8}$ m/s thì ra t bằng 6,199s
Hình như nhầm rồi bạn, phải là:
$\dfrac{GMm}{\left(R+h\right)^{2}} = m\left(R+h\right).\omega ^{2}$
 

Quảng cáo

Back
Top