Lực căng của dây treo khi vật nặng qua vị trí $s=\dfrac{S_{o}}{2}$ $S_o$ là biên độ dài.

ĐỗĐạiHọc2015

Well-Known Member
Bài toán
Một con lắc đơn có khối lượng của quả cầu $m = 0,2kg$, chiều dài của dây treo $l=0,4m$, treo vào một điểm cố định tại nơi có gia tốc trọng trường $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng sao cho dây reo hợp với phương thẳng đứng một góc $0,1rad$, rồi truyền cho vật một vận tốc $0,15 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$ theo phương vuông góc với dây treo về vị trí cân bằng. Sau khi vật được truyền vận tốc xem như con lắc dao động đều hòa. Lực căng của dây treo khi vật nặng qua vị trí $s=\dfrac{S_{o}}{2}$ $S_o$ là biên độ dài.
A. $1,01N$
B. $2,02N$
C. $3,03N$
D. $4,04N$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một con lắc đơn có khối lượng của quả cầu $m = 0,2kg$, chiều dài của dây treo $l=0,4m$, treo vào một điểm cố định tại nơi có gia tốc trọng trường $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng sao cho dây reo hợp với phương thẳng đứng một góc $0,1rad$, rồi truyền cho vật một vận tốc $0,15 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$ theo phương vuông góc với dây treo về vị trí cân bằng. Sau khi vật được truyền vận tốc xem như con lắc dao động đều hòa. Lực căng của dây treo khi vật nặng qua vị trí $s=\dfrac{S_{o}}{2}$ $S_o$ là biên độ dài.
A. $1,01N$
B. $2,02N$
C. $3,03N$
D. $4,04N$
Lời giải

Sử dụng công thức độc lập ta có:
$$\left(L\alpha _{0}\right)^{2}=\left(0,1L\right)^{2}+\dfrac{0,15^{2}}{\dfrac{g}{l}}\Rightarrow \alpha _{0}=0,125\left(rad\right)$$
Do vật dao động với góc nhỏ, nên ta có:
$$T=mg\left(\alpha _{0}^{2}-\dfrac{3}{2}\alpha ^{2}+1\right)=mg\left(1+\dfrac{5}{8}\alpha _{0}^{2}\right)\approx 2,02\left(N\right)$$
Đáp án B. :)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top