Tính cường độ dòng điện hiệu dụng

tkvatliphothong

Well-Known Member
Bài toán:Cho dòng điện có cường độ $i=I_o\cos^2 \omega t$ chay qua một điện trở $R$.Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện này là:
$A.I=\dfrac{I_o}{\sqrt{2}}$
$B.I=\dfrac{3}{2}I_o$
$C.I=I_o\sqrt{2}$
$D.I=\dfrac{I_o}{2}\sqrt{\dfrac{3}{2}}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
tkvatliphothong đã viết:
Bài toán:Cho dòng điện có cường độ $i=I_o\cos^2 \omega t$ chay qua một điện trở $R$.Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện này là:
$A.I=\dfrac{I_o}{\sqrt{2}}$
$B.I=\dfrac{3}{2}I_o$
$C.I=I_o\sqrt{2}$
$D.I=\dfrac{I_o}{2}\sqrt{\dfrac{3}{2}}$

Viết lại phương trình của $1$ dưới dạng
$$i=\dfrac{I_0}{2}+\dfrac{I_0 \cos (2\omega t)}{2}$$
Từ đó ta có $$I_{hd}=\sqrt{(\dfrac{I_0}{2})^2+(\dfrac{I_0}{2\sqrt{2}})^2}=\dfrac{I_o}{2}\sqrt{\dfrac{3}{2}}$$
Đáp án : D
Không biết đúng không lâu rồi mới làm lí :D
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
tkvatliphothong đã viết:
Bài toán:Cho dòng điện có cường độ $i=I_o\cos^2 \omega t$ chay qua một điện trở $R$.Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện này là:
$A.I=\dfrac{I_o}{\sqrt{2}}$
$B.I=\dfrac{3}{2}I_o$
$C.I=I_o\sqrt{2}$
$D.I=\dfrac{I_o}{2}\sqrt{\dfrac{3}{2}}$

bai-tap-dien-xoay-chieu/cho-l-r-va-u-160-\cos-2-50-pi-t-xac-dinh-dong-dien-hieu-dung-trong-mach-t396.html
Dạng này đã xuất hiện trên diễn đàn rồi.
Demonhk làm đúng rồi đấy :))
Ps: Chú Khải cứ đà này năm sau thủ khoa nhớ :))
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Demonhk đã viết:


Viết lại phương trình của $1$ dưới dạng
$$i=\dfrac{I_0}{2}+\dfrac{I_0 \cos (2\omega t)}{2}$$
Từ đó ta có $$I_{hd}=(\sqrt{\dfrac{I_0}{2})^2+(\dfrac{I_0}{2\sqrt{2}})^2}=\dfrac{I_o}{2}\sqrt{\dfrac{3}{2}}$$
Đáp án : D
Không biết đúng không lâu rồi mới làm lí :D

Nhớ chú ý những chỗ dễ quên như là hiệu dụng với cực đại,tránh mất điểm oan đấy nhé các chiến hữu.
 
tkvatliphothong đã viết:
Bài toán:Cho dòng điện có cường độ $i=I_o\cos^2 \omega t$ chay qua một điện trở $R$.Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện này là:
$A.I=\dfrac{I_o}{\sqrt{2}}$
$B.I=\dfrac{3}{2}I_o$
$C.I=I_o\sqrt{2}$
$D.I=\dfrac{I_o}{2}\sqrt{\dfrac{3}{2}}$
Demonhk đã viết:
Viết lại phương trình của $1$ dưới dạng
$$i=\dfrac{I_0}{2}+\dfrac{I_0 \cos (2\omega t)}{2}$$
Từ đó ta có $$I_{hd}=\sqrt{(\dfrac{I_0}{2})^2+(\dfrac{I_0}{2\sqrt{2}})^2}=\dfrac{I_o}{2}\sqrt{\dfrac{3}{2}}$$
Đáp án : D
Không biết đúng không lâu rồi mới làm lí :D
Cái này dùng cái công thức $P=\bar{\mathbb{P}}=\dfrac{1}{2}\mathbb{R}I_0^2$ $(SGK/64)$ để xây dựng cũng được, cái này thức ra chứng minh xong học thuộc luôn :D Chỗ này người đọc chả hiểu gì nè :P $I_{hd}=\sqrt{(\dfrac{I_0}{2})^2+(\dfrac{I_0}{2\sqrt{2}})^2}$ cái con $2\sqrt{2}$ rất mịt mờ
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Huyền Đức đã viết:
Cái này dùng cái công thức $P=\bar{\mathbb{P}}=\dfrac{1}{2}\mathbb{R}I_0^2$ $(SGK/64)$ để xây dựng cũng được , cái này thức ra chứng minh xong học thuộc luôn :D Chỗ này người đọc chả hiểu gì nè :P $I_{hd}=\sqrt{(\dfrac{I_0}{2})^2+(\dfrac{I_0}{2\sqrt{2}})^2}$ cái con $2\sqrt{2}$ rất mịt mờ

Dễ uh,nhưng mà dễ sai.
Cho dòng điện có cường độ $i=I_o\cos^2 \omega t$.Nhận thấy biểu thức dưới dạng hàm bình nên ta sẽ hạ bậc:$i=\dfrac{I_0}{2}+\dfrac{I_0 \cos (2\omega t)}{2}$
1 .Bây giờ dòng điện có hai thành phần :Dòng điện không đổi (hay dòng điện một chiều ) có giá trị $I_1=I_{hiệu dụng}=\dfrac{I_0}{2}=\dfrac{U}{R}$.Lúc đó công suất tỏa nhiệt trên đoạn dây là $P_1=I_1 ^2 R$
Chú ý : với đoạn mạch chứa điện trở thì cho dòng điện một chiều chạy qua ,còn tụ điện mà bằng là sai đó nhé.Không kgeos còn có người thay $R=Z=\sqrt{R^2+Z_C^2}$
2. Thành phần của dòng điện xoay chiều với tần số góc $\omega _1=2\omega$.Cứ như bác trư thôi ,đói là ăn.Khi đó cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch là $I_0=\sqrt{2}I_2=\dfrac{U}{Z}$.Tương tự $P_2=I_2 ^2R$
Đoạn này khéo lấy $I_0$ cũng toi.
Nên,ta có: $\left\{ \begin{matrix}
\sum{{{P}_{0}}}={{P}_{1}}+{{P}_{2}} \\
{{P}_{0}}=I_{00}^{2}R \\
\end{matrix} \right.\Rightarrow I_{00}^{2}=I_{1}^{2}+I_{2}^{2} \Leftrightarrow I_{00}^{2}=I_{1}^{2}+I_{2}^{2}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top