TỔNG HỢP NHỮNG CÔNG THỨC GIẢI NHANH PHẦN ĐIỆN XOAY CHIỀU

GS.Xoăn

Trần Văn Quân
TỔNG HỢP NHỮNG CÔNG THỨC GIẢI NHANH PHẦN ĐIỆN XOAY CHIỀU
Sắp tới kỳ thi THPT Quốc gia 2015, để vận dụng giải nhanh vào bài toán vật lí, nhất là bài tập điện xoay chiều, mình mở topic này như là cuốn sổ nhỏ về những công thức giải nhanh để vận dụng thành thục giải toán vật lý:
  • Các công thức được đăng theo đúng thứ tự, gõ $\LaTeX$ đẹp mắt phù hợp nội quy diễn đàn
  • Khuyến khích lấy ví dụ cho công thức, nên nói rõ công thức đó ở phần nào, dạng nào
  • Các bạn tham gia post cần đảm bảo tính đúng đắn của công thức
  • Hy vọng sẽ có những công thức độc, lạ và sáng tạo
Mong mọi người ủng hộ, xây dựng topic!
-------------------------------------------------------------------------
Bắt đầu nào:
Công thức 1:
Bài toán $R$ biến thiên
1. Thay đổi $R$ đến giá trị $R_0$ thì mạch RLC chứa cuộn cảm thuần có công suất cực đại $$\boxed{R_0=\left|Z_L-Z_C \right| \text{và} P_{max}=\dfrac{U^2}{2R_0}=\dfrac{U^2}{2|Z_L-Z_C|} }$$
2. Thay đổi $R$ đến giá trị $R_0$ thì mạch RL, rC chứa cuộn dây không thuần cảm có công suất cực đại:
  • Nếu $r> |Z_L-Z_C|$ thì $R_0=0$ và $P_{max}=\dfrac{U^2}{r^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}.r$
  • Nếu $r<|Z_L-Z_C|$ $$\boxed{R_0+r=|Z_L-Z_C| \text{và} P_{max}=\dfrac{U^2}{2|Z_L-Z_C|}}$$
3. Thay đổi $R$ đến giá trị $R_0$ thì công suất trên biến trở của mạch RL, rC chứa cuộn dây không thuần cảm dây không thuần cảm đạt giá trị cực đại
$$\boxed{R_0=\sqrt{r^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2} \text{và} P_{max}=\dfrac{U^2}{2\sqrt{r^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2} +2r} }$$
4. $U_{RC}$ không phụ thuộc vào biến trở $R$ khi $\boxed{Z_L=2Z_C}$
5. $U_{RL}$ không phụ thuộc vào biến trở $R$ khi $\boxed{Z_C=2Z_L}$
6. Thay đổi giá trị biến trở thì thấy hai giá trị của biến trở $R=R_1$ hoặc $R=R_2$ thì mạch tiêu thụ cùng công suất $P$
$$\boxed{\begin{cases} R_1+R_2=\dfrac{U^2}{P} \\ R_1.R_2=\left(Z_L-Z_C\right)^2 \end{cases} }$$
Từ đó ta cũng suy ra: $$\boxed{R_1.R_2=R_0^2}$$ với $R_0$ là giá trị biến trở khi mạch có công suất cực đại
7. Thay đổi giá trị biến trở đến giá trị $R=R_1$ hặc $R=R_2$ thì mạch RLC chưa cuộn dây không thuần có cùng công suất tỏa nhiệt trên biến trở:
$$\boxed{\begin{cases}R_1+R_2=\dfrac{U^2-2rP_R}{P_R} \\ R_1 R_2=\left(Z_L-Z_c\right)^2+r^2 \end{cases} }$$
Bài tập ví dụ:
1.
Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào 2 đầu đoạn mạch gồm biến trở, cuộn cảm thuần và tụ điện. Thay đổi biến trở đến khi công suất trên đạt cực đại thì dòng điện trong mạch là $i=2\sqrt{2}\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{3}\right)$ (A). Thay đổi biến trở đến giá trị $R_X$ thì công suất trên mạch lúc này là $P$ và dòng điện trong mạch là $i=\sqrt{2}\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{2}\right)$ (A). Thay đổi biến trở đến giá trị $R_Y$ thì lúc này là công suất trên mạch lúc này là $P$, dòng điện trong mạch lúc này là
A. $i=2\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{6} \right)\left(A\right)$
B. $i=2\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{3} \right)\left(A\right)$
C. $i=\sqrt{14}\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{4}\right)\left(A\right)$
D. $i=\sqrt{14}\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{6}\right)\left(A\right)$
Trích đề khảo sát chất lượng đầu năm diễn đàn vatliphothong.vn 2015
 
Thêm một công thức mới:
Công thức số...
Xét bài toán:

Đặt điện áp xoay chiều $u=U\sqrt{2}\left(\omega t\right) \: V$ vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, trong đó

$\omega $ thay đổi được.\\

Thay đổi $\omega $ đến giá trị $\omega _1$ hoặc $\omega _2$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm bằng nhau và bằng

$k$ lần điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch. Khi đó ta có kết quả:\\

Kết quả 1: $\omega =\omega _1$ hoặc $\omega =\omega _2$ mà $U_{L_1}=U_{L_2}=kU \left(k>1\right) $ thì:

$ \boxed{\dfrac{k^2}{k^2-1}=\dfrac{\omega _1^2+\omega _2^2}{2\omega _C^2}}$ \footnote{$\omega _C$ là tần số góc khi điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại} \: $\boxed{\omega _1.\omega _2=\dfrac{k}{\sqrt{k^2-1}} \omega _R^2 }$
Anh Quân chứng minh lại hay có tài liệu nào chứng minh chưa ạ?

Thay đổi $\omega $ đến giá trị $\omega _3$ hoặc $\omega _4$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện bằng nhau và bằng $k$ lần điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch. Khi đó ta có kết quả:\\

Kết quả 2: $\omega =\omega _3$ hoặc $\omega =\omega _4$ mà $U_{C_3}=U_{C_4}=kU \left(k>1\right)$ thì:

$ \boxed{\dfrac{k^2}{k^2-1}=\dfrac{1}{2} . \left(\dfrac{1}{\omega _3^2}+\dfrac{1}{\omega _4^2} \right) \omega _L^2}$ \footnote{$ \omega _L$ là tần số góc khi điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm thuần cực đại} \: $\boxed{\omega _3.\omega _4=\dfrac{\sqrt{k^2-1}}{k}.\omega _R^2}$
 
Ở trường mình có giáo viên có phương pháp áp dụng cho dòng điện xoay chiều tên là Pha-ra-ông thần chưởng có thím nào biết không :(
 
Thêm cực trị điện xoay chiều: Bài toán cho thay đổi $\omega $ để $U_{C_{max}}$ và thay đổi $\omega $ để $U_{L_{max}}$ ta được:
$\left\{\begin{matrix}
U_{L_{max}}=U_{C_{max}}=\dfrac{U}{\sqrt{\dfrac{R^2C}{2L}\left(2-\dfrac{R^2C}{2L}\right)}} & & \\
\omega _L.\omega _C=\dfrac{1}{LC}& & \\
\dfrac{\omega _C}{\omega _L}=1-\dfrac{R^2C}{2L}& &
\end{matrix}\right.$
Từ đây các bạn sẽ tự rút cho mình công thức giải nhanh.

Ps: Mọi người cập nhật thêm giải nhanh nữa đi.
 

Quảng cáo

Back
Top