[Topic] Giải đề thi theo chuyên đề.

ĐỗĐạiHọc2015

Well-Known Member
Như các bạn đã biết xu hướng của đề thi đại học từ năm 2010-2014 đề thi càng ngày càng phân hóa học sinh bằng các câu hỏi trong đề. Lí do đó mình lập ra topic giải đề thi theo chuyên đề và để có cái nhìn tổng quát về các chuyên đề trong thi. Mong mọi người ủng hộ topic để nâng cao 1 chút kiến thức hạn hẹp của mình để diễn đàn ngày càng phát triển là nơi học hỏi giao lưu chia sẻ kiến thức, chém gió. Người biết rồi bảo cho người chưa biết.
Quy định post bài cho topic:
+ Post bài theo đúng thứ tự Bài X: (Đề thi thử lần... năm... trường...) (viết chữ in tô màu xanh ở Bài X: (>:D<) (mà nếu không có trường thì không cần ghi.)
+ Hạn chế trùng lặp các dạng bài toán, những bài toán quá dễ hay quá khó.
+ Lời giải cần rõ ràng dễ hiểu. Khuyến khích những lời giải nhanh phù hợp với câu hỏi trắc nghiệm
+ Không post quá nhiều bài toán khi những bài toán trước chưa có lời giải
+ Hy vọng có những bài toán sáng tạo, post và giải bằng latex.
+ Vì Topic này tổng hợp mà đề thi gồm 7 chương nên đăng bài toán chương nào cũng được. Vì học không chỉ là 1 chương.
P/s: Những bạn nào biết thêm latex mình sẽ đưa link tổng hợp cho topic để làm nguồn tài liệu ôn thi.
Chúc mọi người học tập tốt thêm yêu môn Lí nhiều hơn. Mong mỗi người ủng hộ để hoàn thiện topic.:):)

Bắt Đầu:
Bài 1: (Đề thi thử lần 2-năm 2015- Bamabel)
Con 2 con lắc lò xo, con lắc A gồm quả nặng có khối lượng $m_1$ và độ cứng $k=100 \ \text{N}/\text{m}$, con lắc B gồm quả nặng có khối lượng $m_2$ và có độ cứng $k=50 \ \text{N}/\text{m}$. Kích thích cho 2 con lắc dao động điều hòa thì chu kì dao động của con lắc A và B là T và 2T. Nếu lấy 2 lò xo của con lắc A và B ghép song song rồi gắn với quả nặng có khối lượng $m=m_1+m_2$ thì chu kì dao động của con lắc bây giờ bằng.
A. $\dfrac{3T}{2}$
B. $\dfrac{3T}{\sqrt{2}}$
C. $T\sqrt{2}$
D. $\dfrac{T}{\sqrt{2}}$
Bài 2: (Đề thi thử lần 2-năm 2015- Bamabel)
Một con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động lần lượt là 20cm và 36cm. Biên độ dao động của con lắc lò xo là.
A. 8cm
B. 10cm
C. 12cm
D. 16cm
Bài 3: (Đề thi thử lần 2-năm 2015- Bamabel)
Trên mặt nước có 1 nguồn phát sóng với phương trình $u=5\cos \left(\omega t-\dfrac{3\pi }{4}\right) cm $. Một điểm M trên phương truyền sóng cách nguồn 1 khoảng 30 cm có phương trình $u=5\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{4}\right) cm $. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước $v=2,4 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$ và tần số sóng có giá trị trong khoảng 10Hz đến 15Hz. Bước sóng $\lambda $ bằng.
A. 10cm
B. 20cm
C. 12cm
D. 24cm
 

Chuyên mục

Lời giải
Câu 3 (Đề thi thử lần 2- Bamabel)

Ta nhận thấy nguồn O và điểm M ngược pha với nhau nên suy ra 30=$n \dfrac{\lambda }{2}$
Suy ra $\dfrac{60}{n}=\lambda =\dfrac{v}{f}\Rightarrow f=4n$
Mà $10<f<15\Rightarrow 10<4n<15\Rightarrow n=3$
Vậy ta có bước sóng bằng 60 : 3 =20cm
 
Như các bạn đã biết xu hướng của đề thi đại học từ năm 2010-2014 đề thi càng ngày càng phân hóa học sinh bằng các câu hỏi trong đề. Lí do đó mình lập ra topic giải đề thi theo chuyên đề và để có cái nhìn tổng quát về các chuyên đề trong thi. Mong mọi người ủng hộ topic để nâng cao 1 chút kiến thức hạn hẹp của mình để diễn đàn ngày càng phát triển là nơi học hỏi giao lưu chia sẻ kiến thức, chém gió. Người biết rồi bảo cho người chưa biết.
Quy định post bài cho topic:
+ Post bài theo đúng thứ tự Bài X: (Đề thi thử lần... năm... trường...) (viết chữ in tô màu xanh ở Bài X: (>:D<) (mà nếu không có trường thì không cần ghi.)
+ Hạn chế trùng lặp các dạng bài toán, những bài toán quá dễ hay quá khó.
+ Lời giải cần rõ ràng dễ hiểu. Khuyến khích những lời giải nhanh phù hợp với câu hỏi trắc nghiệm
+ Không post quá nhiều bài toán khi những bài toán trước chưa có lời giải
+ Hy vọng có những bài toán sáng tạo, post và giải bằng latex.
+ Vì Topic này tổng hợp mà đề thi gồm 7 chương nên đăng bài toán chương nào cũng được. Vì học không chỉ là 1 chương.
P/s: Những bạn nào biết thêm latex mình sẽ đưa link tổng hợp cho topic để làm nguồn tài liệu ôn thi.
Chúc mọi người học tập tốt thêm yêu môn Lí nhiều hơn. Mong mỗi người ủng hộ để hoàn thiện topic.:):)

Bắt Đầu:
Bài 1: (Đề thi thử lần 2-năm 2015- Bamabel)
Con 2 con lắc lò xo, con lắc A gồm quả nặng có khối lượng $m_1$ và độ cứng $k=100 \ \text{N}/\text{m}$, con lắc B gồm quả nặng có khối lượng $m_2$ và có độ cứng $k=50 \ \text{N}/\text{m}$. Kích thích cho 2 con lắc dao động điều hòa thì chu kì dao động của con lắc A và B là T và 2T. Nếu lấy 2 lò xo của con lắc A và B ghép song song rồi gắn với quả nặng có khối lượng $m=m_1+m_2$ thì chu kì dao động của con lắc bây giờ bằng.
A. $\dfrac{3T}{2}$
B. $\dfrac{3T}{\sqrt{2}}$
C. $T\sqrt{2}$
D. $\dfrac{T}{\sqrt{2}}$
Bài 2: (Đề thi thử lần 2-năm 2015- Bamabel)
Một con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động lần lượt là 20cm và 36cm. Biên độ dao động của con lắc lò xo là.
A. 8cm
B. 10cm
C. 12cm
D. 16cm
Bài 3: (Đề thi thử lần 2-năm 2015- Bamabel)
Trên mặt nước có 1 nguồn phát sóng với phương trình $u=5\cos \left(\omega t-\dfrac{3\pi }{4}\right) cm $. Một điểm M trên phương truyền sóng cách nguồn 1 khoảng 30 cm có phương trình $u=5\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{4}\right) cm $. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước $v=2,4 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$ và tần số sóng có giá trị trong khoảng 10Hz đến 15Hz. Bước sóng $\lambda $ bằng.
A. 10cm
B. 20cm
C. 12cm
D. 24cm
Câu 1: Câu này có công thức tổng quát, chịu khó tìm hiểu là được thôi
Câu 2: Chiều dài cực tiểu khi vật ở vị trí cao nhất(So với mặt đất)
Chiều dài cực đại khi vật ở vị trí thấp nhất (So với mặt đất)
Nếu coi trong dao động thì có thể coi là ở hai vị trí biên dương và biên âm. Từ đó ta có $2A=36-20=16$, suy ra $A=8$
 
Lời giải

Câu 1: Khi 2 con lắc song song thì $K_{b}=k_1+k_2$ với $k_1=2k_2$
Ta có: $\Rightarrow T_{b}=2\pi \sqrt{\dfrac{m_1+m_2}{k_1+k_2}}\Leftrightarrow T^2_b=4\pi ^2\left(\dfrac{m_1}{k_1+k_2}+\dfrac{m_2}{k_1+k_2}\right)=2T^2$
$\Rightarrow T_b=T\sqrt{2}$
Chọn C.
 
Câu 4: (Đề thi thử lần 1-năm 2014-Lê Qúy Đôn QT)
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng $k=100 \ \text{N}/\text{m}$ và khối lượng $m=400 \ \text{g}$, được treo vào trần của 1 thang máy. Khi vật đang đứng yên ở vị trí cân bằng thì thang máy đột ngột chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc $a=5 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$ và sau thời gian 7s kể từ khi bắt đầu chuyển động nhanh dần đều thì thang máy chuyển động thẳng đều. Xác định biên độ dao động của vật khi thang máy chuyển động thẳng đều?
A. $4\sqrt{2}cm$
B. $8\sqrt{2}cm$
C. $4cm$
D. $8cm$
Câu 5: (Đề thi thử lần 1-năm 2015-Nguyễn Khuyến)
Hai tụ $C_1=3C_o$ và mặc nối tiếp $C_2=6C_o$. Nối hai đầu tụ với pin có suất điện động $E=6V$ để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L tạo thành mạch dao động điện từ tự do. Khi dòng điện trong mạch có giá trị cực đại thì người ta nối tắt tụ $C_1$. Hiệu điện thế cực đại trên cuộn dây của mạch dao động sau đó là:
A. 3V
B. $3\sqrt{2}V$
C. $\sqrt{6}V$
D. $2\sqrt{3}V$
Câu 6: (Đề thi thử lần 1-năm 2015-Nguyễn Khuyến)
Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn AM và MB mắc nối tiếp, đoạn AM gồm biến trở R và tụ điện có điện dung C, đoạn MB chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều ổn định $u=U\sqrt{2}\cos \omega t\left(V\right)$. Ban đầu giữ $L=L_1$ thay đổi giá trị của biến trở R ta thấy điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM luôn không đổi với mọi giá trị của biến trở. Sau đó, giữ $R=Z_{L}_{1}$ thay đổi L để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm cực đại, giá trị điện áp hiệu dụng cực đại trên cuộn cảm bằng
A. $\dfrac{U}{\sqrt{2}} $
B. $\dfrac{U}{2}$
C. $\dfrac{U\sqrt{3}}{2}$
D. $\dfrac{U\sqrt{5}}{2}$
 
Lời giải
Câu 6 đề thi thử lần 1 - Năm 2015 Trường Nguyễn Khuyến
Để $U_{AM} $ không phụ thuộc vào R thì $Z_{L_{1}}=2Z_{C}$
Khi $R=Z_{L_{1}}\Leftrightarrow R=2Z_{C}$
Ta lại có $U_{L_{max}}=\dfrac{U}{R}.\sqrt{R^{2}+Z_{C}^{2}}$
Thay vào biểu thức trên ta có $U_{L_{max}}=\dfrac{U}{R}.\sqrt{R^{2}\left(1+\dfrac{1}{4}\right)}=\dfrac{U\sqrt{5}}{2}$
Vậy D. đúng
 
Câu 7:
Một nguồn âm S phát sóng âm có công suất không đổi trong môi trường truyền âm đẳng hướng không hấp thụ âm. A và B là 2 điểm sao cho SA$\perp $SB. Tạ A có mức cường độ âm là 80dB, tại B có mức cường độ âm là 60dB. M là điểm trên AB với SM$\perp $AB. Mức cường độ âm tại M là:
A. 71,324
B. 80,043
C. 84,372
D. 65,977

Câu 8:
Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn dài 65cm với tốc đọ 572 m/s. Dây đàn phát ra bao nhiêu họa âm(kể cả âm cơ bản) trong vùng âm nghe được:
A. 45
B. 30
C. 22
D. 37
(Trích đề thi thử trường THPT Hương Sơn-Hà Tĩnh)
 

Quảng cáo

Back
Top