C biến thiên Cường độ dòng điện tức thời trong mạch khi đó có biểu thức là

ShiroPin

Active Member
Bài toán
Một đoạn mạch gômf cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi. Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị $C = C_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị U, cường độ dong điện trong mạch khi đó có biểu thức $i = 2\sqrt{6}\cos(100\pi t + \dfrac{\pi}{4})$ (A). Khi điều chỉnh điện dung trên tụ điện có giá trị $C = C_2$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có giá trị cực đại. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch khi đó có biểu thức là
A. $i = 2\sqrt{2}\cos(100\pi t +\dfrac{5\pi}{2}) (A)$
B. $i = 2\sqrt{2}\cos(100\pi t +\dfrac{\pi}{3}) (A)$
C. $i = 2\sqrt{3}\cos(100\pi t +\dfrac{5\pi}{2}) (A)$
D. $i = 2\sqrt{3}\cos(100\pi t +\dfrac{\pi}{3}) (A)$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một đoạn mạch gômf cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi. Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị $C = C_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị U, cường độ dong điện trong mạch khi đó có biểu thức $i = 2\sqrt{6}\cos(100\pi t + \dfrac{\pi}{4})$ (A). Khi điều chỉnh điện dung trên tụ điện có giá trị $C = C_2$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có giá trị cực đại. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch khi đó có biểu thức là
A. $i = 2\sqrt{2}\cos(100\pi t +\dfrac{5\pi}{2}) (A)$
B. $i = 2\sqrt{2}\cos(100\pi t +\dfrac{\pi}{3}) (A)$
C. $i = 2\sqrt{3}\cos(100\pi t +\dfrac{5\pi}{2}) (A)$
D. $i = 2\sqrt{3}\cos(100\pi t +\dfrac{\pi}{3}) (A)$
Lời giải:
•Ban đầu $Z_L=\dfrac{Z_C}{2}=\dfrac{R}{\sqrt{3}}=1$ lúc này $\varphi_u=\dfrac{\pi}{4}-\dfrac{\pi}{6}=\dfrac{\pi}{12}$

•Lúc sau $Z_C=\dfrac{R^2+Z_L^2}{Z_L}=4$, lúc này $\varphi_i=\dfrac{\pi}{12}+\dfrac{\pi}{6}=\dfrac{5\pi}{12}$ và $I_{o2}=\dfrac{1}{\sqrt{3}}I_{o1}=2\sqrt{2}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top