Tức thời Giá trị cực đại của điện áp giữa hai điểm A, B là:

ashin_xman

Đại Học Y Hà Nội
Moderator
Bài toán
Đoạn mạch $AB$ gồm một cuộn dây thuần cảm mắc giữa $A$ và $M$, điện trở thần $50(\Omega )$ mắc giữa M và N, tụ điện mắc giữa $M$ và $B$. Đặt vào hai đầu A,B của mạch điện một điện áp xoay chiều có tần số $f$, điện áp hiệu dụng $U$ ổn định thì cảm kháng và dung kháng có giá trị lần lượt là $50\sqrt{3}$ và $\dfrac{50}{\sqrt{3}}$.Tại một thời điểm khi điện áp tức thời giữa hai điểm A và N có giá trị $80\sqrt{3}(V)$ thì điện áp tức thời giữa hai điểm M và B có giá trị $60(V)$. Giá trị cực đại của điện áp giữa hai điểm A, B là:
A. $50\sqrt{7}(V)$
B. $100(V)$
C. $100\sqrt{3}(V)$
D. $150(V)$
 
Bài toán
Đoạn mạch AB gồm một cuộn dây thuần cảm mắc giữa A và M, điện trở thần $50(\Omega )$ mắc giữa M và N, tụ điện mắc giữa M và B. Đặt vào hai đầu A,B của mạch điện một điện áp xoay chiều có tần số f, điện áp hiệu dụng $U$ ổn định thì cảm kháng và dung kháng có giá trị lần lượt là $50\sqrt{3}$ và $\dfrac{50}{\sqrt{3}}$.Tại một thời điểm khi điện áp tức thời giữa hai điểm A và N có giá trị $80\sqrt{3}(V)$ thì điện áp tức thời giữa hai điểm M và B có giá trị $60(V)$. Giá trị cực đại của điện áp giữa hai điểm A, B là:
A. $50\sqrt{7}(V)$
B. $100(V)$
C. $100\sqrt{3}(V)$
D. $150(V)$
Lời giải:
•Ta có: $tan \varphi_{AN}.tan \varphi_{MB}=-1$ nên $\vec{u_{AN}} \perp \vec{u_{MB}}$
•Ta có: $\begin{cases} \dfrac{u^2_{AN}}{U^2_{oAN}}+\dfrac{u^2_{MB}}{U^2_{oMB}}=1 \\ Z_{AN}=\sqrt{3}Z_{MB} \Rightarrow U_{oAN}=\sqrt{3}U_{oMB} \end{cases} \Rightarrow U_{oAB}=50\sqrt{7}(V)$
 

Quảng cáo

Back
Top