LTĐH- Kỹ thuật tự chọn lượng chất trong Vật lý

Rất hay :D.
Để cho trọn vẹn, em hãy giải thích tại sao lại chọn được như thế nhé.

Có lẽ nên thế thật e ạ :3.
Để mà trả lời vì sao chọn được thì phần lớn cũng do tham vọng giải nhanh và ít tốn thời gian nên trong quá trình học những suy nghĩ ấy cứ lảng vảng trong đầu :D. Còn lại phải dựa vào đặc điểm của bài toán mà tùy cơ ứng biến:D. Mình xin trình bày một ít phân tích thông qua các ví dụ cụ thể
Bài toán: Cho mạch điện $RLC$ mắc nối tiếp $AB$ gồm cách đoạn mạch $AM,MN,NB$ theo đúng thứ tự. $AM$ gồm $R$, $MN$ gồm $L,r$, $NB$ gồm $C$ và $R=r, Z_L < Z_C$. Giá trị hiệu dụng $U_{AB}=U_{NB}$. Hệ số công suất của cuộn dây là $0,6$. Hỏi hệ số công suất của cả mạch là bao nhiêu.
Lời giải:
Trước tiên đọc qua đề bài ta thấy toàn số liệu tương đối (không có một con số cụ thể nào cả), ta có thể nghĩ đến kĩ thuật chọn và kết hợp giản đồ thì sẽ rất nhẹ nhàng. Vẽ giản đồ ra (trượt vì khôn có điện áp bắt chéo nên giản đồ trượt sẽ dẽ nhìn hơn), $AM$ kéo dài cắt $NB$ tại $K$. Tới đây ta sẽ nên chọn cho dữ kiện $U$ hay dữ kiện $R$,Nhìn vào giản đồ thấy ngay nếu chọn dữ kiện $U$ thì sẽ khá khó khăn trong việc khai thác hai dữ hiện còn lại. Vậy ta chọn dữ kiện $R$, mà $\cos\varphi_d=0,6$ nên chọn $R=r=3$ là đẹp lúc đó ta có ngay $Z_L=4$. Theo trên hình ta cần có $KB$ đề tính được $\cos \varphi$ vậy đặt nó là $x$ cho gọn. Từ giản đồ và dữ kiện $U_{AB}=U_{NB}$ ta có
$AK^2+KB^2=AB^2=NB^2 \Leftrightarrow 6^2+x^2=(x+4)^2$ từ đây có ngay $x=2,5$ và dễ dàng tìm được $\cos \varphi=\dfrac{12}{13}$
Đây là vì dụ khá điển hình về việc kết hợp các phương pháp cộng với vài kiến thức hình học cơ bản
Bài toán: (ví dụ 1 mà mình đã làm ngay trên kia "...Giá trị của $f_2$"
Đây là bài toán có cả dữ kiện tuyệt đối và tương đối
Khi $f=f_1$ thì $\dfrac{Z_L}{Z_C}=1=\omega_1^2LC$ để ý thì thấy {$L,C$ không đồi nên chỉ cần biết tỉ số $\dfrac{Z_L}{Z_C}$ khi $f=f_2$ thì ta có thể tìm ngay được $f_2$. Gọi $K$ là giao của $R$ và $MB$ từ giản đồ ta thấy $AM \perp MB$ mà hệ số công suất lại là $0,6$ và $0,8$ nên chọn $AM=4,AB=3$ là đẹp nhất lúc đó $MB=Z_C=5$ và $Z_L=3,2$ từ đó $\dfrac{Z_L}{Z_C}=0,64$ và bài toàn đã được giải quyết. Ở bài này các bạn cũng có thể chọn cho đại lượng khác như $R$ chẳng hạn,..
Bài toán: (ví dụ 2 ở trên kia "Tìm các giá trị điện áp cực đại...")
Với phương trình có ràng buộc bời các hàm lượng giác để có quá trính tính toán dễ dàng ta có thể khư một ẩn đi bằng cách cho pha ban đầu của nó =90 độ. Bài này phân tích ngắn qua1 (vì chả bít nói gì thêm :)) )
Trên đây chỉ là các ví dụ khá điểm hình, còn vô vàn các ví dụ khác có thể áp dụng kĩ thuật này. Nhiều bạn nói rằng "giải cách nào chả được, miễn sao ra đáp số được rồi" mình nghĩ cũng đúng nhưng chỉ đúng trong phòng thi thôi, khi còn ở nhà, ở trường phải giải cho bằng được cách hay nhất đồng thời luyện tập nhiều thì sau đó cách mà bạn nghĩ ra đầu tiên khi vào phòng thi sẽ là cách ngằn nhất và hay nhất!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top