Biên độ của 1 điểm trên đường trung trực của AB

phanha11a1

New Member
Bài toán: Người ta thực hiện giao thoa trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp A, B dao động thẳng đứng cùng tần số, cùng biên độ a=2, AB=20 cm. Số điểm dao động cực đại trên AB là 10, hai trong số đó là M, N ở gần A và B nhất. MA=1,5 cm, NB=0,5 cm. Biên độ của 1 điểm trên đường trung trực của AB:
A. $2\sqrt{2}$
B. $\sqrt{3}$
C. $2\sqrt{3}$
D. $\sqrt{2}$
 
Bài toán: Người ta thực hiện giao thoa trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp A, B dao động thẳng đứng cùng tần số, cùng biên độ a=2, AB=20 cm. Số điểm dao động cực đại trên AB là 10, hai trong số đó là M, N ở gần A và B nhất. MA=1,5 cm, NB=0,5 cm. Biên độ của 1 điểm trên đường trung trực của AB:
A. $2\sqrt{2}$
B. $\sqrt{3}$
C. $2\sqrt{3}$
D. $\sqrt{2}$
Lời giải
$MN=AB-MA-NB=\dfrac{9\lambda}{2}$
$\Rightarrow \lambda=4cm$
Do M là cưc đại $\Rightarrow \varphi_1-\varphi_2+\dfrac{2\pi \left(1,5-18,5\right)}{4}=2k\pi $
$\Rightarrow \varphi_1-\varphi_2=8,5\pi +2k\pi $
Biên độ sóng tại một điểm trên đường trung trực của AB: $A=\sqrt{2^2+2^2+2.2.2\cos \left(\varphi_1-\varphi_2\right)}=2\sqrt 2$cm. Chọn A.
 
Last edited:
Giải thích giúp em tại sao $MN= \dfrac{9\lambda }{2}$ được không ạ?
Oh.. Good! M và N là 2 cực đại ngoài cùng nghĩa là có 10 cực đại kể cả M, N. Mà chúng ta biết khoảng cách giữa 2 bụng (2 cực đại) là $\dfrac{\lambda}{2} \Rightarrow $ khoảng cách 10 cực đại là $\dfrac{9\lambda}{2}$ tức là $MN=\dfrac{\lambda}{2}$>:D<
 
Giải thích giúp em tại sao $MN= \dfrac{9\lambda }{2}$ được không ạ?
Oh.. Good! M và N là 2 cực đại ngoài cùng. Mà chúng ta biết khoảng cách giữa 2 bụng (2 cực đại) là $\dfrac{\lambda}{2} \Rightarrow $ khoảng cách 10 cực đại là $\dfrac{9\lambda}{2}$ tức là $MN=\dfrac{\lambda}{2}$>:D<
 

Quảng cáo

Back
Top