Điện trở thuần $R$ và độ tự cảm $L$ có giá trị

hoaluuly777

Well-Known Member
Bài toán
Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở $R$, tụ $C$, cuộn dây $L$ mắc theo thứ tự một điện áp: $U_{AB} = 100\sqrt{2}\cos100\pi t (V)$
Hai đầu cuộn dây có 1 khóa $K$.
+, $K$ đóng, dòng điện qua $R$ có giá trị hiệu dụng $\sqrt{3}A$ và lệch pha $\dfrac{\pi }{3}$ so với $U_{AB}$
+, $K$ mở, dòng điện qua $R$ có giá trị hiệu dùng $1,5A$ và nhanh pha hơn $U_{AB}$ $\dfrac{\pi }{6}$
Điện trở thuần $R$ và độ tự cảm $L$ có giá trị

A. $\dfrac{50\sqrt{3}}{3} \Omega ; \dfrac{1}{6\pi }H$
B. $150 \Omega ; \dfrac{1}{3\pi }H$
C. $\dfrac{50\sqrt{3}}{3} \Omega ; \dfrac{1}{2\pi }H$
D. $50\sqrt{3}2 \Omega ; \dfrac{1}{5\pi }H$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở $R$, tụ $C$, cuộn dây $L$ mắc theo thứ tự một điện áp: $U_{AB} = 100\sqrt{2}\cos100\pi t (V)$
Hai đầu cuộn dây có 1 khóa $K$.
+, $K$ đóng, dòng điện qua $R$ có giá trị hiệu dụng $\sqrt{3}A$ và lệch pha $\dfrac{\pi }{3}$ so với $U_{AB}$
+, $K$ mở, dòng điện qua $R$ có giá trị hiệu dùng $1,5A$ và nhanh pha hơn $U_{AB}$ $\dfrac{\pi }{6}$
Điện trở thuần $R$ và độ tự cảm $L$ có giá trị

A. $\dfrac{50\sqrt{3}}{3} \Omega ; \dfrac{1}{6\pi }H$
B. $150 \Omega ; \dfrac{1}{3\pi }H$
C. $\dfrac{50\sqrt{3}}{3} \Omega ; \dfrac{1}{2\pi }H$
D. $50\sqrt{3}2 \Omega ; \dfrac{1}{5\pi }H$
K đóng :
$Z=\dfrac{100}{\sqrt{3}}=\sqrt{R^2+Z_C^2} (1)$
$tan \dfrac{\pi}{3}=\dfrac{Z_c}{R}=\sqrt{3} (2) $
Từ $(1) , (2)$ ta có $R=\dfrac{50}{\sqrt{3}} ; Z_c=50$
K mở :
$Z=\dfrac{100}{1,5}=\sqrt{(50-Z_L)^2+(R+r)^2} (3)$
$tan \dfrac{\pi}{6}=\dfrac{50-Z_L}{R+r} (4)$
Từ $(3) ,(4)$ ta có $Z_L=\dfrac{50}{3}$
Đáp án A
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top