f biến thiên Giá trị của f là?

leduong

Active Member
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $220V$ và tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch $AB$ gồm $AM$ và $MB$ nối tiếp. Đoạn $AM$ chứa cuộn dây thuần cảm và điện trở $R$, đoạn $MB$ chứa tụ điện. Khi tần số $f_{1}=50Hz$ cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại bằng $\dfrac{11}{6}(A)$. Khi tần số $f_{2}$ thì dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch và hệ số công suất của đoạn mạch $AB$ và $AM$ tương ứng là $0,8$ và $0,6$. Giá trị của $f_{2}$ là
A. $62,5Hz$
B. $40\sqrt{3}Hz$
C. $40\sqrt{2}Hz$
D. $40Hz$
 
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $220V$ và tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch $AB$ gồm $AM$ và $MB$ nối tiếp. Đoạn $AM$ chứa cuộn dây thuần cảm và điện trở $R$, đoạn $MB$ chứa tụ điện. Khi tần số $f_{1}=50Hz$ cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại bằng $\dfrac{11}{6}(A)$. Khi tần số $f_{2}$ thì dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch và hệ số công suất của đoạn mạch $AB$ và $AM$ tương ứng là $0,8$ và $0,6$. Giá trị của $f_{2}$ là
A. $62,5Hz$
B. $40\sqrt{3}Hz$
C. $40\sqrt{2}Hz$
D. $40Hz$
Bài làm:
Tổng trở của mạch:
$$Z=\dfrac{220}{\dfrac{11}{6}}=120=R.$$
(Lúc này xảy ra cộng hưởng).
Tại tần số là $f_2$.
$$Z_{C_2} > Z_{L_2}.$$
Ta có:
$$\dfrac{R}{\sqrt{R^2+Z_{L_2}^2}}=0,6.$$
$$\Rightarrow Z_{L_2}=160.$$
Mà:
$$\dfrac{R}{\sqrt{R^2+(Z_{C_2}-Z_{L_2})^2}}=0,8.$$
$$\Rightarrow Z_C=250.$$
Ta có:
$$LC.(100\pi)^2=1.$$
Và:
$$L.\omega_2=160; \dfrac{1}{C \omega_2}=250.$$
Theo đó:
$$\omega_2=80 \pi.$$
Chọn $D$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $220V$ và tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch $AB$ gồm $AM$ và $MB$ nối tiếp. Đoạn $AM$ chứa cuộn dây thuần cảm và điện trở $R$, đoạn $MB$ chứa tụ điện. Khi tần số $f_{1}=50Hz$ cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại bằng $\dfrac{11}{6}(A)$. Khi tần số $f_{2}$ thì dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch và hệ số công suất của đoạn mạch $AB$ và $AM$ tương ứng là $0,8$ và $0,6$. Giá trị của $f_{2}$ là
A. $62,5Hz$
B. $40\sqrt{3}Hz$
C. $40\sqrt{2}Hz$
D. $40Hz$
Lời giải:
•Khi $f=f_1 \Rightarrow 1=\omega^2_1LC$
•Khi $f=f_2$, chọn $AM=4,AB=3 \Rightarrow 0,64=\omega^2_2LC$
• Từ hai điều trên ta có được $\dfrac{f_1}{f_2}=\dfrac{5}{4} \Rightarrow f_2=40(Hz)$
 
Lời giải:
•Khi $f=f_1 \Rightarrow 1=\omega^2_1LC$
•Khi $f=f_2$, chọn $AM=4,AB=3 \Rightarrow 0,64=\omega^2_2LC$
• Từ hai đều trên ta có được $\dfrac{f_1}{f_2}=\dfrac{5}{4} \Rightarrow f_2=40(Hz)$
Nhận xét:
Cách của cậu ngắn hơn của mình thật.
Lại có ý chọn số liệu cho nhanh nữa.
Cái này đi thi vận dụng tốt là ngon.
 
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $220V$ và tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch $AB$ gồm $AM$ và $MB$ nối tiếp. Đoạn $AM$ chứa cuộn dây thuần cảm và điện trở $R$, đoạn $MB$ chứa tụ điện. Khi tần số $f_{1}=50Hz$ cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại bằng $\dfrac{11}{6}(A)$. Khi tần số $f_{2}$ thì dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch và hệ số công suất của đoạn mạch $AB$ và $AM$ tương ứng là $0,8$ và $0,6$. Giá trị của $f_{2}$ là
A. $62,5Hz$
B. $40\sqrt{3}Hz$
C. $40\sqrt{2}Hz$
D. $40Hz$

Dòng điện sớm pha hơn điện áp, nên từ cộng hưởng ta phải giảm f để tăng dung kháng, chọn luôn D ko phải nghĩ nhiều :D
 

Quảng cáo

Back
Top