Khi đi qua tâm điểm giữa của bán kính đường tròn thì động năng của vật bằng

Trang Dino

New Member
Bài toán
Một chất điểm có khối lượng $m=400 \ \text{g}$am dao động điều hòa trên đường kính của một đường tròn. Cho biết vị trí của chất điểm trên đường kính cũng là hình chiếu của điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O, bán kính 15cm và gia tốc hướng tâm của nó bằng 9,6 m/s. Khi đi qua tâm điểm giữa của bán kính đường tròn thì động năng của vật bằng
A. A. 288mJ.
B. B. 576mJ.
C. C. 0,216J.
D. D. 0,072J.
 
Câu 1
Lời giải

$a_{ht}=w^2.R$
$W=\dfrac{1}{2}.m.w^2.A^2=\dfrac{1}{2}.m.a.A=0,288 J$
Có $x=\dfrac{A}{2} \rightarrow W_t=\dfrac{W}{4} \rightarrow W_đ=\dfrac{3W}{4}=0,216 J$C.
 
Last edited:
Câu 2 đâu mất rồi bạn
Câu 2: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ, độ cứng 50 / k N m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng m1 = 100 mg. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 10cm, đặt một vật nhỏ khác khối lượng m2 = 400 mg sát vật m1 rồi thả nhẹ cho hai vật bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa các vật với mặt phẳng ngang 0,05. Quãng đường của m2 đi được kể từ khi thả đến khi vật m2dừng lại là:
A. 110cm B. 90cm C. 100cm D. 20cm
 
Câu 2: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ, độ cứng 50 / k N m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng m1 = 100 mg. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 10cm, đặt một vật nhỏ khác khối lượng m2 = 400 mg sát vật m1 rồi thả nhẹ cho hai vật bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa các vật với mặt phẳng ngang 0,05. Quãng đường của m2 đi được kể từ khi thả đến khi vật m2dừng lại là:
A. 110cm B. 90cm C. 100cm D. 20cm
Hướng dẫn
Bạn áp dụng định lý biến thiên cơ năng tại điểm nén 10 cm và VTVB mới thì tìm được $v_{max}$ chính là vận tốc ban đầu của $m_2$
Áp dụng tiếp CT $v^2-{v_o}^2=2as$ là ra
 
Hướng dẫn
Bạn áp dụng định lý biến thiên cơ năng tại điểm nén 10 cm và VTVB mới thì tìm được $v_{max}$ chính là vận tốc ban đầu của $m_2$
Áp dụng tiếp CT $v^2-{v_o}^2=2as$ là ra
Nhg mà cả 2 vật đều có ms với sàn bạn có thể giải chi tiết cho mk không:)
 
Nhg mà cả 2 vật đều có ms với sàn bạn có thể giải chi tiết cho mk không:)
Khi đến VTCB thì $v$ của 2 vật đạt cực đại và như nhau, lực đàn hồi đổi chiều tại đây nên $m_1$ chịu tác dụng của cả lực đàn hồi và ma sát cùng chiều nên sẽ chậm hơn $m_2$ (chỉ chịu tác dụng của lực ma sát)
$m_1$ tiếp tục dao động tắt dần,$m_2$ chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực ma sát
 

Quảng cáo

Back
Top