Thời điểm lần đầu tiên máy đo được cường độ sáng bằng cường độ sáng lúc nguồn S nằm tại O là?

dodactruong9559

New Member
Bài toán
Một nguồn sáng điểm S chuyển động đều theo phương song song với đoạn thẳng nối hai lỗ nhỏ $S_1$ và $S_2$ trên một màn phẳng. Khoảng cách giữa hai lỗ là a=2mm, nguồn sáng cách màn đoạn D=1 m. Tại điểm A nằm trên trung trực của hai khe ( khác phía với nguồn sáng điểm S) có đặt một máy đo cường độ ánh sáng, cứ mỗi giây máy đo ghi được 15 lần thay đổi tuần hoàn của cường độ sáng cảu bức xạ màu vàng có bước sóng $\lambda_1=600 \mu m$. Nếu nguồn phát đồng thời hai bức xạ màu vàng có bước sóng $\lambda_1=600 \mu m$ và màu tím $\lambda_2=400 \mu m$ và nguồn bắt đầu chuyển động từ điểm O trên trung trực của $S_1$ và $S_2$ thì thời điểm lần đầu tiên máy đo được cường độ sáng bằng cường độ sáng lúc nguồn S nằm tại O( kể từ lúc nguồn bắt đầu chuyển động) là:
A. 0,3333s
B. 0,2555s
C. 0,3666s
D. 0,1333s
 
$T_1 = \dfrac{1}{15} (s), \dfrac{T_1}{T_2} = \dfrac{\lambda _1}{\lambda _2} = \dfrac{3}{2}$.
Thời gian cần tìm là bội chung nhỏ nhất của $T_1$ và $T_2$ (suy luận như kiểu con lắc trung phùng ấy):
Nên nhớ là nguồn, trung điểm 2 khe, và vân sáng trung tâm luôn nằm trên 1 đường thẳng

$t = 2T_1 = 0,1333(s)$
 

Quảng cáo

Back
Top