Chuyển động của các electron trong từ trường, điện trường

dodactruong9559

New Member
Bài 1
Trong từ trường đều thẳng đứng, cho một dòng các ion bắt đầu đi vào từng vùng từ trường tại điểm A và đi ra tại điểm C sao cho $AC$ là một nửa đường tròn trong mặt phẳng ngang. Các ion có cùng điện tích và cùng dấu. Với ion $C_2H_5O^+$ thì AC=22,5cm. Tính khoảng AC cho ion $CH_2OH^+$?
A. 11.25 cm
B. 15,5 cm
C. 12,5 cm
D. 17,3 cm
Bài 2
Thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất bằng $3.10^{-5}$T, thành phần thẳng đứng rất nhỏ. Một proton chuyển động theo phương ngang theo chiều từ Tây sang Đông thì lực Lorenxo tác dụng lên nó bằng trọng lượng của nó, biết khối lượng của proton là $1,67.10^{-27}$kg và điện tích là $1,6.10^{-19}$C. Lấy $g=10\dfrac{m}{s^2}$, tính vận tốc của proton:
A. $3.10^{-3}\dfrac{m}{s}$
B. $2,5.10^{-3}\dfrac{m}{s}$
C. $1,5.10^{-3}\dfrac{m}{s}$
D. $3,5.10^{-3}\dfrac{m}{s}$
Bài 3
Hạt $\alpha$ có khối lượng $4,0013u$ được gia tốc trong xichclotron có từ trường $B=1T$. Tấy $1u=1,66055.10^{-27}$kg. Đến vòng cuối, quỹ đạo của hạt có bán kính $R=1m$. Năng lượng của nó khi đó là:
A. 25MeV
B. 48MeV
C. 16MeV
D. 39MeV
Bài 4
Chùm hạt $\alpha$ chuyển động vào trong vùng từ trường đều có $B=0.02T$, với tốc độ $4.10^6 \dfrac{m}{s}$ theo phương vuông góc với đường sức từ. Trên đường đi của nó do va chạm với các phân tử khí làm phát ra ánh sáng. Vết sáng tròn do vết của $\alpha$ tạo ra có bán kính cong (lấy khối lượng hạt nhân xấp xỉ của nguyên tử và $N_A=6,02.10^{23}mol^{-1}$.
A. 4,15m
B. 5,19m
C. 3,202m
D. 83,056m

P/S: Tôi đã sửa lại cho bạn!
Thân!
MOD!
 
Bài 1: Dựa vào công thức: $qvB =\dfrac{mv^2}{r} \Rightarrow \dfrac{m_1}{r_1} = \dfrac{m_2}{r_2}$
$\Rightarrow r_2 = \dfrac{m_2r_1}{m_1} = 15,5 cm$

Bài 2: Ta có: $f_{từ} = P \Rightarrow qvB = mg \Rightarrow v = 3,5.10^{-3}$

Bài 3: Ta có: $qvB = \dfrac{mv^2}{R} \Rightarrow v = \dfrac{qBR}{m}$
$\Rightarrow W_{đ} = \dfrac{mv^2}{2} = \dfrac{\left(qBR\right)^2}{2m} = 48MeV$

Bài 4: Ta có: $qvB = \dfrac{mv^2}{R} \Rightarrow R = \dfrac{mv}{2eB} = 4,15m$
 
Bài 1: Dựa vào công thức: $qvB =\dfrac{mv^2}{r} \Rightarrow \dfrac{m_1}{r_1} = \dfrac{m_2}{r_2}$
$\Rightarrow r_2 = \dfrac{m_2r_1}{m_1} = 15,5 cm$

Bài 2: Ta có: $f_{từ} = P \Rightarrow qvB = mg \Rightarrow v = 3,5.10^{-3}$

Bài 3: Ta có: $qvB = \dfrac{mv^2}{R} \Rightarrow v = \dfrac{qBR}{m}$
$\Rightarrow W_{đ} = \dfrac{mv^2}{2} = \dfrac{\left(qBR\right)^2}{2m} = 48MeV$

Bài 4: Ta có: $qvB = \dfrac{mv^2}{R} \Rightarrow R = \dfrac{mv}{2eB} = 4,15m$
Giúp bạn câu này nhé :Năng lượng và tần số của mỗi phôtôn sinh ra do sự hủy cặp electron-pôzitrôn khi động năng ban đầu các hạt coi như bằng không là?
:too_sad:
 

Quảng cáo

Back
Top