Tìm liên hệ hệ số ma sát trên hai nửa mặt phẳng nghiêng.

math

New Member
Bài toán
Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng góc ampha so với phương ngang. Hệ số ma sát ở nửa trên và nửa dưới mặt phẳng nghiêng không đổi nhưng khác nhau. Biết thời gian vật trượt trên 2 nửa là như nhau. Tìm liên hệ hệ số ma sát trên hai nửa mặt phẳng nghiêng.
 

Chuyên mục

Mình mạn phép giải thử, mong các bạn cho ý kiến nhé
- Một vật trượt trên quãng đường bằng nhau trong một thời gian bằng nhau
tương đương $v_1 = v_2$
mà $v_2 = v_1+ a_2t$
Suy ra $a_2=0$ nên hệ số ma sát thứ $2 = g \sin \left(\alpha\right)$
Hệ số ma sát thứ nhất $\le g.\sin \left(\alpha\right)$

--------
SPDM chú ý học cách gõ công thức !
Lil.Tee
 
Mình mạn phép giải thử, mong các bạn cho ý kiến nhé
- Một vật trượt trên quãng đường bằng nhau trong một thời gian bằng nhau
tương đương $v_1 = v_2$
mà $v_2 = v_1+ a_2t$
Suy ra $a_2=0$ nên hệ số ma sát thứ $2 = g \sin \left(\alpha\right)$
Hệ số ma sát thứ nhất $\le g.\sin \left(\alpha\right)$
Có lẽ bạn sai rồi. 2 vật trượt cùng 1 quãng đường, trong cùng 1 khoảng thời gian như nhau thì chưa chắc vận tốc đã bằng nhau đâu bạn. Gia tốc nó có thể khác nhau mà!
 
Bài toán
Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng góc ampha so với phương ngang. Hệ số ma sát ở nửa trên và nửa dưới mặt phẳng nghiêng không đổi nhưng khác nhau. Biết thời gian vật trượt trên 2 nửa là như nhau. Tìm liên hệ hệ số ma sát trên hai nửa mặt phẳng nghiêng.
Bài này dựa vào phân tích lực với lưu ý
Cả hai quá trình đều là chuyển động nhanh dần đều
LƯU Ý $V_{max_1}=V_{02}$
Rồi dựa vào các công thức của phân tích lực và chuyển đông nhanh dần đều sẽ ra được mối liên hệ
 
Uhm tại mình cứ nghĩ là a_{1}t^{2}$Ở 2 vế rút gọn cho nhau.

Mình đã biến đổi lại rồi và ra đáp án là

\mu 1$ + μ2 = 2 \tan \alpha$
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top