Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có electron đập vào bằng bao nhiêu?

Hải Quân

Active Member
Bài toán
Một tế bào quang điện có anot và catot đều là những bản kim loại phẳng, đặt song song, đối diện nhau và cách nhau $2 cm.$ Đặt vào anot và catot một hiệu điện thế $8V,$ sau đó chiếu vào một điểm trên catot một tia sáng có bước sóng $\lambda $ thì xảy ra hiện tượng quang điện. Biết hiệu điện thế hãm của kim loại làm catot ứng với bức xạ trên là $2V.$ Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có electron đập vào bằng bao nhiêu?
* Ad có thể giải thích về quá trình chuyển động của electron cho e được không? Thanks
 
Bài toán
Một tế bào quang điện có anot và catot đều là những bản kim loại phẳng, đặt song song, đối diện nhau và cách nhau $2 cm.$ Đặt vào anot và catot một hiệu điện thế $8V,$ sau đó chiếu vào một điểm trên catot một tia sáng có bước sóng $\lambda $ thì xảy ra hiện tượng quang điện. Biết hiệu điện thế hãm của kim loại làm catot ứng với bức xạ trên là $2V.$ Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có electron đập vào bằng bao nhiêu?
* Ad có thể giải thích về quá trình chuyển động của electron cho e được không? Thanks
Chứng minh tổng quát:
Câu hỏi
Một tế bào quang điện có anot và katot đều là những bản phẳng đặt song song, đối diện và cách nhau một khoảng $d$. Hiệu điện thế giữa anot và katot là $U_1$. Chiếu vào katot một bức xạ có bươc sóng $\lambda $, khi đó để dòng quang điện triệt tiêu cần đặt vào giữa anot và katot một hiệu điện thế hãm $U_2$. Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có electron đập vào là?
Lời giải
Khi e bứt ra nó sẽ chuyển động về phía bản dương dưới tác dụng của lực điện trường.
- Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có e đập vào ứng với quãng đường đi được theo phương của tấm kim loại của chuyển động của e (e chuyển động như vật bị ném ngang).
- Chọn hệ trục $xOy$: $Ox$ theo phương của bản kim loại;$Oy$ theo phương của đường sức điện, ta có: $x = v_{0}t \Rightarrow t = \dfrac{x}{v_{0}}$ và $y = \dfrac{at^{2}}{2}; a = \dfrac{F}{m} = \dfrac{qU_{1}}{md}$
Với $y = d \Rightarrow d=\dfrac{{q{U_1}{x^2}}}{{2dmv_0^2}}\Rightarrow x = d\sqrt {2\dfrac{{mv_0^2}}{{q{U_1}}}}$
Để dòng quang điện triệt tiêu: $qU_{2} =\dfrac{mv_{0}^{2}}{2}$
Vậy ta có: $x = 2d\sqrt {\dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}}} $
Áp dụng vào bài toán, ta được: $x=2cm$
 
Ad có thể vẽ hình mình họa cho e được chứ, mà ad ơi t nghĩa là gì vậy ạ, mà tại sao ta lại phải chọn hệ tọa độ xOy.
- em cũng không hiểu chỗ bán kính lớn nhất, ad có thể giải thích làm sao để nó đạt được bán kính lớn nhất được không!
 
Ad có thể vẽ hình mình họa cho e được chứ, mà ad ơi t nghĩa là gì vậy ạ, mà tại sao ta lại phải chọn hệ tọa độ xOy.
- em cũng không hiểu chỗ bán kính lớn nhất, ad có thể giải thích làm sao để nó đạt được bán kính lớn nhất được không!
Hình vẽ bạn xem bên dưới, t là thời gian để vật chuyển động, e đạt được bán kính lớn nhất khi các electron về anot khi đập vào anot sẽ đập vào trên diện tích hình tròn.
hinh.PNG
 
Hình vẽ bạn xem bên dưới, t là thời gian để vật chuyển động, e đạt được bán kính lớn nhất khi các electron về anot khi đập vào anot sẽ đập vào trên diện tích hình tròn.
hinh.PNG
Có phải chuyển động theo chiều x thì là chuyển động đều, còn theo phương y là chuyển động biến đổi đều phải không? Và tại sao lại như thế ạ?
 
Có phải chuyển động theo chiều x thì là chuyển động đều, còn theo phương y là chuyển động biến đổi đều phải không? Và tại sao lại như thế ạ?
Bạn có thể xem lại SGK Vật lý 10, phần ném ngang sẽ rõ hơn do chuyển động e sau khi bức ra khỏi catot chuyển động về anot ta xem như chuyển động vật ném ngang, đối với các e bay ra theo phương song song catot cho ra tầm xa lớn nhất (R lớn nhất).
 

Quảng cáo

Back
Top