T

Đề thi kì 2 môn Văn lớp 6 năm 2019 - 2020 Trường THCS Cát Linh

Câu hỏi: Phần I: (5.0 điểm)
Cho câu thơ sau:
Chú bé loắt choắt
(Trích Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ và cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào mà em đã học? Tác giả là ai?
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm được khắc họa trong hai khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và nêu tác dụng của câu trần thuật đơn đó).
Phần II: (5.0 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy viết một bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em…)
Đề 2: Từ bài “Lao xao” của Duy Khán kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
……………Hết……………
Lời giải chi tiết
Phần I:
Câu 1.
*Phương pháp
: Căn cứ vào tác phẩm “Lượm”
*Cách giải:
- Chép thơ:
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
- Bài thơ: Lượm
- Tác giả: Tố Hữu.
Câu 2.
*Phương pháp
: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ).
*Cách giải:
- Biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên: so sánh
- Chỉ rõ: tác giả so sánh Lượm giống như con chim chích nhảy trên đường vàng.
- Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
+ Nhấn mạnh hình ảnh cậu bé Lượm, làm cho chân dung của cậu bé hiện lên sinh động và đáng yêu hơn.
Câu 3.
*Phương pháp
:
- Sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm để thiết lập đoạn văn biểu cảm.
*Cách giải:
- Về kĩ năng:

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong đoạn trích trên.
+ Đoạn văn ngắn 7 – 9 câu đáp ứng hình thức, sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và nêu tác dụng.
- Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Cảm nhận về ngoại hình:
./ Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn.
./ Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn.
./ Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
./ Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.
+ Cảm nhận về tính cách, phẩm chất:
./ Vui vẻ, yêu đời: lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.
./ Dũng cảm, không sợ nguy hiểm.
=> Lượm là cậu thiếu niên nhỏ bé, nhanh nhẹn, yêu đời và rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu là một anh hùng nhỏ, một cậu bé đáng yêu, đáng mến, là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Phần II:
Đề 1.
*Phương pháp
:
- Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu.
- Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả.
*Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung: có thể tả ông, bà, cha, mẹ… người mà em yêu quý nhất
Dàn bài gợi ý miêu tả ông nội
1. Mở bài:
Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất.
2. Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Ông bước vào tuổi bảy mươi.
- Dáng người cao tầm thước.
- Khuôn mặt hiền từ.
- Đi lại nhanh nhẹn.
- Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.
- Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.
- Đôi mắt không còn tinh anh.
- Răng đã rụng đi mấy chiếc.
- Miệng hay mỉm cười hiền hậu.
- Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.
b) Tính tình:
- Giọng nói ấm áp, chậm rãi
- Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.
- Luôn quan tâm đến con cháu
- Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.
- Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.
- Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.
3. Kết bài:
- Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà
- Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em
- Em kính yêu ông vô hạn.
- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.
Bài tham khảo
Ông nội em là người mà cả gia đình đều kính trọng, là người gần gũi nhất với em. Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn. Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng.
Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cái ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay.
Đề 2.
*Phương pháp
:
- Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu.
- Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả.
*Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài:
-
Giới thiệu khu vườn mình sẽ tả: không gian, thời gian (có thể tả vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời).
2. Thân bài
a. Tả khu vườn:

- Hoa lá chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới:
+ Cây hoa lan nở từng chùm.
+ Hoa dẻ mảnh khảnh, hoa móng rồng bụ bẫm.
+ Hàng râm bụt đỏ tươi và bóng bẩy.
+ Ong vàng, ong mật, ong vò đi hút mật.
- Chim muông hội tụ, cuộc sống sôi nổi:
+ Bồ các kêu vang.
+ Sáo sậu, sáo đen hót thánh thót.
+ Bìm bịp lững thững trong bụi cây.
+ Chào mào liến thoắng.
+ Chim sâu nhảy nhót trong vòm lá.
+ Chim ngói ghé qua rồi vội vã kéo nhau về phía cánh đồng.
b. Tả trận đánh giữa diều hâu, gà mẹ và chèo bẻo:
- Trên tầng cao, một con diều hâu rú lên và liệng vòng quanh.
- Đàn gà con đang vui đùa bỗng chạy núp vào cánh mẹ.
- Gà mẹ dang rộng cánh để che chở cho đàn con.
- Diều hâu quắp chú gà con bay lên ngọn tre.
- Chèo bẻo tấn công diều hâu, cắt.
c. Đánh giá khu vườn
- Khu vườn thật sinh động, đẹp đẽ,
- Khu vườn cho em thêm nhiều năng lượng để bắt đầu ngày mới.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về khu vườn
- Nhìn khu vườn, lòng em thêm rạo rực.
- Em mong nó mãi phảng phất mùi hương của hoa thơm, trái ngọt, mãi mãi vọng về tiếng chim hót líu lo.
 

Quảng cáo

Back
Top