Độ lớn của lực cản:

Thinh Lee

Member
Bài toán
Một đĩa tròn đồng chất có khối lượng m, bán kình R đang quay đều thì chịu tác dụng của lực cản F không đổi có phương tiếp tuyến với vành đĩa. Đĩa quay chậm dần đều và trong giây cuối quay được n vòng. Độ lớn của lực cản:
A. $F=\pi nmR$
B. $F=2\pi nmR$
C. $F=4\pi nmR$
D. $F=\pi nm\dfrac{R}{2}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Chuyên mục

Bài toán
Một đĩa tròn đồng chất có khối lượng m,bán kình R đang quay đều thì chịu tác dụng của lực cản F không đổi có phương tiếp tuyến với vành đĩa.Đĩa quay chậm dần đều và trong giây cuối quay được n vòng. Độ lớn của lực cản:
A. $F=\pi nmR$
B. $F=2\pi nmR$
C. $F=4\pi nmR$
D. $F=\pi nm\dfrac{R}{2}$
$$
\left\{\begin{matrix}
FR=I \gamma\\
I=\dfrac{1}{2} mR^2\\
\gamma=\dfrac{\omega }{t}\\
\omega =2 \pi n
\end{matrix}\right.
\Rightarrow
F=\dfrac{\dfrac{1}{2} mR^2 \dfrac{2 \pi n}{t} }{R}=\pi n m R$$
Đáp án : A.
 
Sao mình làm theo cách này lại không đúng như bạn nhỉ?
Vật quay n vòng trong giây cuối trong cđ chậm dần đều = vật quay n vòng trong giây đầu tiên của cđ nhanh dần đều.
$\Rightarrow$ $\gamma nd = -\gamma cd$
Ta có : $\phi =\dfrac{1}{2}\gamma nd t^{2}\Rightarrow \gamma nd = \dfrac{2\phi}{t^{2}}=4\pi n$
Rồi các bước tiếp giống bài của bạn mà kết quả B. Khác nhau ở chỗ tính $\gamma $ sao lại khác nhau được nhỉ?
 
$$
\left\{\begin{matrix}
FR=I \gamma\\
I=\dfrac{1}{2} mR^2\\
\gamma=\dfrac{\omega }{t}\\
\omega =2 \pi n
\end{matrix}\right.
\Rightarrow
F=\dfrac{\dfrac{1}{2} mR^2 \dfrac{2 \pi n}{t} }{R}=\pi n m R$$
Đáp án : A.
Bạn làm : $\omega = \dfrac{\Delta \phi }{\Delta t} = 2\pi n$ là sai vì đây là công thức tính $\omega _{tb}$ mà ta cần tìm là $\omega _{tt}$
 
Đúng phải là :
$\left\{\begin{matrix}FR = I\gamma \\ I = \dfrac{1}{2}mR^{2}\\ \gamma = \dfrac{-2\Delta \varphi }{t^{2}}\end{matrix}\right.\Rightarrow F = \dfrac{I\gamma }{R} = \mid \dfrac{-\dfrac{1}{2}mR^{2}\dfrac{2\Delta \varphi }{t^{2}}}{R} \mid = 2\pi nmR$
Đáp án : B
 

Quảng cáo

Back
Top