Tăng Hải Tuân

Đợt dịch COVID- 19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam vào đúng thời điểm...

Câu hỏi: Đợt dịch COVID- 19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam vào đúng thời điểm nhiều địa phương thu hoạch nông sản. Khó khăn chồng chất khó khăn khi thị trường xuất khẩu thu hẹp, tiêu thụ trong nước chật vật, tại những nơi có sản phẩm nông nghiệp, người ta lại lao vào “giải cứu” nông sản, nhưng có lẽ người nông dân cần là một giải pháp bền vững cho thị trường này.
Đa số nông sản của Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng thô và hầu hết là chưa có thương hiệu nên cho giá trị thấp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế gới. Tuy nhiên, đa số nông sản của Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng thô và hầu hết là chưa có thương hiệu nên cho giá trị thấp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết để tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.
Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam có 10 sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chính, trong đó có sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, thủy sản, điều, hồ tiêu, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ) và có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản…
Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho biết, có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Bên cạnh đó, đến nay mới chỉ có một số sản phẩm nông sản Việt có tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý thương hiệu như: ở cấp quốc gia hiện có CheViet, Gạo Việt Nam; ở cấp địa phương và doanh nghiệp, đối với trái cây có vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), chôm chôm Chợ Lách, bưởi da xanh (Bến Tre), xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu (Đồng Tháp), quýt đường (Trà Vinh)…; đối với gạo có gạo tám xoan Hải Hậu (Nam Định), gạo Điện Biên (Điện Biên), gạo nàng thơm chợ Đào (nhãn hiệu tập thể, Long An)…; đối với cà phê có cà phê Buôn Ma Thuột; đối với hồ tiêu có hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Phú Quốc, hồ tiêu Lộc Ninh, hồ tiêu Quảng Trị; đối với hạt điều có hạt điều Bình Phước…
Để tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam, cần chú ý
A. Mở rộng thị trường xuất khẩu
B. Xây dựng thương hiệu cho nông sản
C. Phát triển các sản phẩm thế mạnh
D. Nâng cao chất lượng nông sản
Phương pháp giải:
Phân tích
Giải chi tiết:
Dựa vào đoạn thông tin trên, dễ nhận thấy đa số nông sản của Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng thô và hầu hết là chưa có thương hiệu nên cho giá trị thấp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết để tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.
Đáp án B.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top