Giá trị của suất điện động là:

Bài toán
Một mạch dao động $LC$ lí tưởng. Ban đầu nối hai đầu cuộn cảm thuần với nguồn điện có $r = 2\ \left(\Omega \right)$, suất điện động $E$. Sau khi dòng điện qua mạch ổn định, người ta ngắt cuộn dây với nguồn và nối nó với tụ điện thành mạch kín thì điện tích cực đại của tụ là $4.10^{-6} \ \left(C\right)$. Biết khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại đến khi năng lượng trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm là $\dfrac{\pi }{6}.10^{-6}\ \left(s\right)$. Giá trị của suất điện động là:

A. $ 4\ \left(V\right)$

B. $ 8\ \left(V\right)$

C. $ 2\ \left(V\right)$

D. $ 6\ \left(V\right)$
 
Bài toán
Một mạch dao động $LC$ lí tưởng. Ban đầu nối hai đầu cuộn cảm thuần với nguồn điện có $r = 2\ \left(\Omega \right)$, suất điện động $E$. Sau khi dòng điện qua mạch ổn định, người ta ngắt cuộn dây với nguồn và nối nó với tụ điện thành mạch kín thì điện tích cực đại của tụ là $4.10^{-6} \ \left(C\right)$. Biết khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại đến khi năng lượng trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm là $\dfrac{\pi }{6}.10^{-6}\ \left(s\right)$. Giá trị của suất điện động là:

A. $ 4\ \left(V\right)$

B. $ 8\ \left(V\right)$

C. $ 2\ \left(V\right)$

D. $ 6\ \left(V\right)$
Trả lời: với đề bài và đáp án trên thì:
$\dfrac{T}{12}=\dfrac{\pi }{6}.10^{-6}\ \left(s\right)$ nên ta có $\omega =10^{6}$ (rad/s)
Lại có cường độ dòng điện cực đại $I_{o}=Q_{o}. \omega = 8$ (A).
Suất điện động cực đại $E=I_{o}.r = 8$ (V). Mình chọn $B$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top