f biến thiên Giá trị cực đại của điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm xấp xỉ bằng?

xuanhoang281

New Member
Bài toán
Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, L là cuộn thuần cảm và $2L>CR^2$. Điện áp hiệu dụng U giữa hai đầu đoạn mạch không đổi, nhưng tần số f của dòng điện thì thay đổi được. Ứng với tần số $f_1$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu R, L, C lần lượt là 80V, 100V và 40V. Ứng với tần số $f_2$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Giá trị cực đại đó xấp xỉ bằng
A. 102V.
B. 108V
C. 176V
D. 144V
(Trích Đề thi thử THPT Hoàng Văn Thụ Khánh Hòa lần 1 năm 2015 câu 39 mã đề 142)
Xin mọi người vui lòng giúp đỡ.
 
Last edited:
Bài toán
Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, L là cuộn thuần cảm và $2L>CR^2$. Điện áp hiệu dụng U giữa hai đầu đoạn mạch không đổi, nhưng tần số f của dòng điện thì thay đổi được. Ứng với tần số $f_1$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu R, L, C lần lượt là 80V, 100V và 40V. Ứng với tần số $f_2$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Giá trị cực đại đó xấp xỉ bằng
A. 102V.
B. 108V
C. 176V
D. 144V
(Trích Đề thi thử THPT Hoàng Văn Thụ Khánh Hòa lần 1 năm 2015 câu 39 mã đề 142)
Xin mọi người vui lòng giúp đỡ.
Ta có $\omega $ thay đổi $\rightarrow U_{L_{Max}}=U.\dfrac{\dfrac{L}{C}}{R\sqrt{\dfrac{L}{C}-\dfrac{R^{2}}{4}}}$

Lại có : Chuẩn hóa $I=1$

$\left\{\begin{matrix}R=80;100=\omega L & & \\ 40=\dfrac{1}{\omega C} & & \end{matrix}\right.$
$\rightarrow \dfrac{L}{C}=4000 $ V $R=80$
Mặt khác : $U=I\sqrt{R^{2}+\left(\omega L-\dfrac{1}{\omega C}\right)^{2}}$

Thay số ta được $\rightarrow U_{L_{Max}}=102,06$

Chọn $A$
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top