f biến thiên Hiệu điên thế giữa hai đầu điên trở

NTH 52

Bùi Đình Hiếu
Super Moderator
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều $u=U_{o} \cos 2\pi.f.t$ vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều gồm R, L, C nối tiếp. Cho điện dung là $\dfrac{10^{-4}}{\pi}$(F), độ tự cảm của cuộn dây là $\dfrac{1}{\pi}$(H).Biết $U_{o}$ không đổi còn f thay đổi được. Khi f biến thiên từ 36 Hz tới 48 Hz thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở?
A. Luôn tăng
B. Tăng rồi giảm
C. Giảm rồi tăng
D. Không thay đổi.
 
Ta thấy :$U_{R} max$ khi $f_{0}$=50Hz($\omega =\dfrac{1}{\sqrt{LC}}$)
Mà $f_{1}< f_{2}< f_{0}$
Dựa vào đồ thị của I theo f ,khi đó $Z_{L}< Z_{C};\varphi < 0$
f tăng ,độ lớn $\varphi$ giảm $\cos\varphi $ Nghịch biến trên (0;$\dfrac{\pi }{2}$);U không đổi nên hiệu điện thế hiệu dung giữa 2 đầu điện trở luôn tăng .
Chọn A
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều $u=U_{o} \cos 2\pi.f.t$ vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều gồm R, L, C nối tiếp. Cho điện dung là $\dfrac{10^{-4}}{\pi}$(F), độ tự cảm của cuộn dây là $\dfrac{1}{\pi}$(H).Biết $U_{o}$ không đổi còn f thay đổi được. Khi f biến thiên từ 36 Hz tới 48 Hz thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở?
A. Luôn tăng
B. Tăng rồi giảm
C. Giảm rồi tăng
D. Không thay đổi.

Ở tần số 36Hz và 48Hz thì ta luôn thấy $Z_L<Z_C$, Khi tăng tần số thì $Z_L$ tăng, $Z_C$ giảm, hệ số công suất tiến dần tới 1 nên $U_R$ tăng.
 

Quảng cáo

Back
Top