Kết luận đúng

adamdj

Active Member
Bài toán
Lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân ABC với đỉnh góc vuông A đặt trong không khí. Chiếu một chùm sáng trắng mảnh coi như một tia sáng theo phương song song với BC vào lăng kính, điểm tới I trên AB gần B để các tia khúc xạ vào lăng kính đều tới BC. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Chùm sáng ló ra ở mặt AB là một dải màu có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím sau khi phản xạ toàn phần trên BC và AC.
B. Chùm sáng đi ra từ lăng kính ở mặt BC theo phương song song với AC là một dải màu có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Chùm sáng bị phản xạ toàn phần trên BC và ló ra ở AC theo phương song song với tia tới là một dải màu có biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
D. Chùm sáng bị phản xạ toàn phần trên BC và ló ra ở AC theo phương song song với tia tới là tia sáng trắng.
 

Chuyên mục

Bài toán
Lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân ABC với đỉnh góc vuông A đặt trong không khí. Chiếu một chùm sáng trắng mảnh coi như một tia sáng theo phương song song với BC vào lăng kính, điểm tới I trên AB gần B để các tia khúc xạ vào lăng kính đều tới BC. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Chùm sáng ló ra ở mặt AB là một dải màu có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím sau khi phản xạ toàn phần trên BC và AC.
B. Chùm sáng đi ra từ lăng kính ở mặt BC theo phương song song với AC là một dải màu có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Chùm sáng bị phản xạ toàn phần trên BC và ló ra ở AC theo phương song song với tia tới là một dải màu có biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
D. Chùm sáng bị phản xạ toàn phần trên BC và ló ra ở AC theo phương song song với tia tới là tia sáng trắng.
Mình chọn D
 
Bài toán
Lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân ABC với đỉnh góc vuông A đặt trong không khí. Chiếu một chùm sáng trắng mảnh coi như một tia sáng theo phương song song với BC vào lăng kính, điểm tới I trên AB gần B để các tia khúc xạ vào lăng kính đều tới BC. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Chùm sáng ló ra ở mặt AB là một dải màu có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím sau khi phản xạ toàn phần trên BC và AC.
B. Chùm sáng đi ra từ lăng kính ở mặt BC theo phương song song với AC là một dải màu có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Chùm sáng bị phản xạ toàn phần trên BC và ló ra ở AC theo phương song song với tia tới là một dải màu có biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
D. Chùm sáng bị phản xạ toàn phần trên BC và ló ra ở AC theo phương song song với tia tới là tia sáng trắng.
Trả lời:
Bài này là câu hỏi lí thuyết mà nó chất chứa bài tập khá rắc rối, vì lí do đây là câu hỏi trắc nghiệm nên phần bài tập được rút gọn.
Chọn $C$.
Giải thích ngắn gọn một chút:
Ta có chiết suất của chất làm lăng kính đối với các tia đơn sắc (cụ thể là tia đỏ và tia tím) là khác nhau: tím lớn hơn các tia còn lại nên tia khúc xạ lệch nhau( các tia đơn sắc tách nhau, tím gần pháp tuyến hơn, đỏ xa nhất).
Có thể tính toán cụ thể cho thấy với giải thiết, thì các tia tới mặt đáy thỏa mãn điều kiện phản xạ toàn phần, tiếp tục áp dụng đinh luật khúc xạ.
Do tính chất hình học ta có chùm tia ló ra song song với hướng ban đầu, tuy nhiên do chiết suất của chất làm lăng kính khác nhau với mỗi tia đơn sắc nên có chùm tia ló là dải màu biến thiên từ đỏ đến tím.
P/s: Nói ngắn gọn thì không hiểu, nếu cần hiểu kĩ lại phải làm bài tập.
 

Quảng cáo

Back
Top