The Collectors

Một vệ tinh địa tĩnh B (nhân tạo) bay trên quỹ đạo Trái Đất. Cho...

Câu hỏi: Một vệ tinh địa tĩnh B (nhân tạo) bay trên quỹ đạo Trái Đất. Cho biết khối lượng và bán kính của Trái Đất lần lượt là $M=6,{{0.10}^{24}}~\text{kg};R=6400~\text{km}$, hằng số hấp dẫn $G=6,{{67.10}^{-11}}\text{N}{{\text{m}}^{2}}/\text{k}{{\text{g}}^{2}},$ tốc độ ánh sáng trong chân không, bỏ qua sự ảnh hưởng của không khí đối với sự truyền sóng điện từ. Trạm phát sóng vô tuyến A đặt tại một điểm trên mặt đất ở đường Xích đạo phát sóng hướng về phía vệ tinh địa tĩnh B ở thẳng đứng ngay trên đầu của nó. Khi vệ tinh B nhận được tín hiệu từ trạm phát A thì sau 0,500 s vệ tinh B phát sóng trở về lại Trái Đất. Gọi Δt là thời gian từ khi thông tin từ trạm phát sóng A đến vệ tinh địa tĩnh B rồi đến trạm thu sóng C ở trên mặt đất, sao cho C đặt trên cùng một đường kinh tuyến với A và xa A nhất. Giá trị của Δt gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,620 s.
B. 0,759 s.
C. 0,782 s.
D. 0,739 s.
Phương pháp:
Vệ tinh địa tĩnh bay trên quỹ đạo Trái Đất có cùng chu kì với chu kì tự quay của Trái Đất
Gia tốc trọng trường tại độ cao h: $g=\dfrac{GM}{{{(R+h)}^{2}}}$
Tần số góc: $\omega =\sqrt{\dfrac{g}{R+h}}=\dfrac{2\pi }{T}$
Thời gian sóng điện từ truyền trong không gian: $t=\dfrac{s}{c}$
Cách giải:
Ta có hình vẽ:
image7.png

Vệ tinh ở độ cao h so với mặt đất
Gia tốc chuyển động của vệ tinh là: $g=\dfrac{GM}{{{(R+h)}^{2}}}$
Tần số góc chuyển động của vệ tinh là:

$\omega =\sqrt{\dfrac{g}{R+h}}=\sqrt{\dfrac{GM}{{{(R+h)}^{3}}}}=\dfrac{2\pi }{T}\Rightarrow T=\dfrac{2\pi \sqrt{{{(R+h)}^{3}}}}{\sqrt{GM}}$
Vệ tinh chuyển động với chu kig bằng chu kì tự quay quanh trục của Trái Đất, ta có:
$T=\dfrac{2\pi \sqrt{{{(R+h)}^{3}}}}{\sqrt{GM}}=86400\Rightarrow h\approx {{35897.10}^{3}}(~\text{m})$
Thời gian sóng truyền từ trạm phát A đến vệ tinh là: ${{t}_{1}}=\dfrac{h}{c}$
Trạm thu C đặt trên cùng một đường kinh tuyến với A và cách A xa nhất
→ C nằm tại 1 trong 2 cực của Trái Đất
Khoảng cách từ vệ tinh tới trạm thu C là: $l=\sqrt{{{(R+h)}^{2}}+{{R}^{2}}}$
Thời gian sóng truyền từ vệ tinh tới trạm thu C là: ${{t}_{2}}=\dfrac{l}{c}=\dfrac{\sqrt{{{(R+h)}^{2}}+{{R}^{2}}}}{c}$
Thời gian tín hiệu truyền từ trạm A đến vệ tinh rồi đến trạm thu C là:
$\Delta t={{t}_{1}}+0,5+{{t}_{2}}=\dfrac{h}{c}+0,5+\dfrac{\sqrt{{{(R+h)}^{2}}+{{R}^{2}}}}{c}=0,5+\dfrac{h+\sqrt{{{(R+h)}^{2}}+{{R}^{2}}}}{c}$
$\Rightarrow \Delta t=0,5+\dfrac{{{35897.10}^{3}}+\sqrt{{{\left( {{64.10}^{5}}+{{35897.10}^{3}} \right)}^{2}}+{{\left( {{64.10}^{5}} \right)}^{2}}}}{{{3.10}^{8}}}\approx 0,762(s)$
→ Giá trị ∆t gần nhất với giá trị 0,759 s
Đáp án B.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top