Tần số nhỏ thứ 3 mà vấn tạo sóng dừng trên dây là?

__Black_Cat____!

Well-Known Member
Bài Toán:
Tần số thứ k và k+5 có giá trị lần lượt là 400Hz và 500Hz làm sóng dừng suất hiện trên sợi dây. Hỏi tần số nhỏ thứ 3 mà vấn tạo sóng dừng trên dây là
TH1: Nếu là sóng dừng trên dây 2 đầu cố định
A. 100Hz
B. 40Hz
C. 50Hz
D. 60Hz
TH2: Nếu là sóng dừng trên dây một đầu cố định
A. 100Hz
B. 40Hz
C. 50Hz
D. 60Hz
 
Bài Làm:
TH1: Hai đầu cố định
Ta có:
$$l=k\dfrac{\lambda }{2}=\dfrac{vk }{2f}\Leftrightarrow f=\dfrac{vk}{2l}$$
Vì $v,l$ không đổi nên:
$$\dfrac{f_{k}}{f_{k+5}}=\dfrac{k}{k+5}=\dfrac{4}{5}\Leftrightarrow k=20$$
Vậy tần số nhỏ thứ 3 là:
$$\dfrac{f_{3}}{f_{20}}=\dfrac{k_{3}}{k_{20}}=\dfrac{3}{20}\Leftrightarrow f_{3}=60(Hz)\Rightarrow D$$
Mình làm với Trường Hợp hai đầu cố định. Trường hợp còn lại làm tương tự!
 
__Black_Cat____! đã viết:
Tần số thứ k và k+5 có giá trị lần lượt là 400Hz và 500Hz làm sóng dừng suất hiện trên sợi dây. Hỏi tần số nhỏ thứ 3 mà vấn tạo sóng dừng trên dây là
TH1: Nếu là sóng dừng trên dây 2 đầu cố định
A 100Hz
B 40Hz
C 50Hz
D 60Hz
TH2: Nếu là sóng dừng trên dây một đầu cố định
A 100Hz
B 40Hz
C 50Hz
D 60Hz
Mình sẽ pót đáp án sau.Hj
14.gif

Sau một tuần ngâm cứu cách gõ latex thì bạn hãy sửa lại bài này ,còn không thời gian đó sẽ là 4 tuần
 
Mình cho công thức tổng quát nè:
$TH_1$: Hai đầu cố định $f=\dfrac{n.(f_{2}-f_{1})}{k}$

$TH_2$: Một đầu cố định $f=\dfrac{(2n-1).(f_{2}-f_{1})}{2k}$

với $n$ là tần số nhỏ thứ n( ví dụ như bài trên $n=3$) $ k$ là độ chênh lệch bậc của $2$ tần số( ví dụ bài trên $k=5$)
 
__Black_Cat____! đã viết:
Mình cho công thức tổng quát nè:
TH1: Hai đầu cố định $f=\dfrac{n.(f_{2}-f_{1})}{k}$

TH2: Một đầu cố định $f=\dfrac{(2n-1).(f_{2}-f_{1})}{2k}$

với n là tần số nhỏ thứ n( ví dụ như bài trên n=3)
k là độ chênh lệch bậc của 2 tần số( ví dụ bài trên k=5)
Từ giờ các bạn cứ áp dụng nha. Nếu muốn xem chứng minh thj cứ liên hệ với mình :)

Diễn đàn là nơi thảo luận, trao đổi kiến thức nhé em! Em nêu ra công thức thì nên chứng minh để mọi người đọc.
 
Last edited:
__Black_Cat____! đã viết:
Mình cho công thức tổng quát nè:
$TH_1$: Hai đầu cố định $f=\dfrac{n.(f_{2}-f_{1})}{k}$

$TH_2$: Một đầu cố định $f=\dfrac{(2n-1).(f_{2}-f_{1})}{2k}$

với $n$ là tần số nhỏ thứ n( ví dụ như bài trên $n=3$) $ k$ là độ chênh lệch bậc của $2$ tần số( ví dụ bài trên $k=5$)
Chứng minh:
Cho tần số của họa âm bậc $x$ và $m+x$, tìm tần số họa âm bậc $n$
Hai đầu cố định $${{f}_{k}}=k.\dfrac{v}{2l}=k{{f}_{\min }}\Rightarrow {{f}_{x+m}}-{{f}_{x}}=m{{f}_{\min }}\Rightarrow \boxed{{{f}_{n}}=n{{f}_{\min }}=\dfrac{n\left({{f}_{x+m}}-{{f}_{x}} \right)}{m}}$$
Hai đầu tự do $${{f}_{k}}=(2k+1)\dfrac{v}{4l}=(2k+1){{f}_{\min }}\\
\Rightarrow {{f}_{x+m}}-{{f}_{x}}={{f}_{\min }}.\left[ (2.(x+m)+1)-(2x+1) \right]=2m{{f}_{\min }}\\
\Rightarrow \boxed{{f_n}=(2n+1){{f}_{\min }}=\dfrac{(2n+1)({{f}_{x+m}}-{{f}_{x}})}{2m}}$$
P/S: Thực ra bài này chỉ cần nhẩm và bấm máy là xong, dạng bài nhỏ thế này chẳng cần khái quát hóa thành công thức tổng quát làm gì cả! :)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top